Hành tinh địa ngục một năm chỉ kéo dài 17,5 giờ

Nghiên cứu mới cho thấy ngoại hành tinh Janssen quay rất gần ngôi sao chủ khiến nhiệt độ của nó nóng đến mức nung chảy mọi thứ trên bề mặt.

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2004, Janssen còn có nhiều tên gọi như 55 Cancri e hay 5 Cnc e, nhưng được biết đến nhiều nhất với danh tiếng "hành tinh địa ngục". Lý do là bởi nó có một đại dương dung nham nóng chảy trên bề mặt với nhiệt độ đạt gần 2.000°C.

Hành tinh địa ngục một năm chỉ kéo dài 17,5 giờ
Mô phỏng hành tinh Janssen quay quanh ngôi sao Copernicus. (Ảnh: NASA)

Thiên thể đá nằm cách xa 40 năm ánh sáng này được phân loại là một siêu Trái đất. Nó có đường kính gấp đôi hành tinh xanh và nặng hơn khoảng 8,6 lần. Bên dưới đại dương dung nham có thể chứa đầy kim cương.

Janssen quay quanh ngôi sao Copernicus trong một quỹ đạo rất chặt chẽ. Từ lâu, các nhà thiên văn học đã tự hỏi liệu nó có luôn ở rất gần ngôi sao chủ hay không.

Trong nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy hôm 8/12, một nhóm các nhà thiên văn từ Đại học Yale do Giáo sư Debra Fischer dẫn đầu đã sử dụng công cụ mới có tên là EXPRES, hay máy quang phổ kế EXtreme PREcision, để xác định bản chất chính xác về quỹ đạo của hành tinh.

Được lắp đặt trên Kính viễn vọng Khám phá Lowell tại Đài thiên văn Lowell ở Flagstaff, Arizona, Mỹ, EXPRES có thể đo những dịch chuyển nhỏ trong ánh sáng sao từ Copernicus khi Janssen di chuyển giữa Trái đất và ngôi sao, giống như khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời trong nhật thực.

Nhóm nghiên cứu xác định quỹ đạo của Janssen quay theo đường xích đạo của Copernicus ở khoảng cách gần đến mức nó chỉ mất 17,5 giờ để hoàn thành một vòng xung quanh ngôi sao. Tuy nhiên, Janssen không phải là hành tinh duy nhất quay quanh Copernicus. Hệ thống này còn có 4 hành tinh khác quay trên các quỹ đạo khác nhau.

Các nhà thiên văn học tin rằng Janssen ban đầu nằm trong một quỹ đạo xa hơn và lạnh hơn nhiều, trước khi trôi đến gần Copernicus. Sau đó, lực hấp dẫn từ đường xích đạo của ngôi sao đã thay đổi quỹ đạo hành tinh và khóa chặt nó.

Mặc dù thực tế là Janssen không phải lúc nào cũng ở gần ngôi sao chủ, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng ngoại hành tinh này luôn nóng như thiêu đốt. Khi đến gần Copernicus, hành tinh địa ngục càng trở nên nóng hơn.

"Nó có khả năng nóng đến mức không thứ gì mà chúng ta biết có thể tồn tại trên bề mặt", tác giả chính Lily Zhao, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý thiên văn của Viện Flatiron ở New York, nhấn mạnh.

Hệ Mặt trời của chúng ta phẳng như một chiếc bánh kếp, trong đó tất cả hành tinh quay quanh Mặt Trời trên một mặt phẳng vì chúng đều hình thành từ cùng một đĩa khí bụi. Tuy nhiên, khi giới thiên văn học nghiên cứu các hệ hành tinh khác, họ phát hiện ra nhiều hệ thống trong số chúng không chứa các hành tinh quay trên một mặt phẳng, điều này đặt ra câu hỏi hệ Mặt Trời của chúng ta độc nhất như thế nào trong vũ trụ.

Khám phá mới về siêu Trái đất Janssen cũng như hệ thống Copernicus sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự hình thành của hệ hành tinh và cách các hành tinh phát triển quỹ đạo xung quanh ngôi sao trung tâm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA tuyên bố tàu vũ trụ 252 triệu USD mất tích ngay trên khí quyển Trái đất

NASA tuyên bố tàu vũ trụ 252 triệu USD mất tích ngay trên khí quyển Trái đất

NASA cho biết họ đã hoàn toàn mất liên lạc với tàu vũ trụ ICON - hoạt động ở khu vực ngay sát trên tầng điện ly của Trái đất - và phải nhờ Bộ Quốc phòng Mỹ hỗ trợ kiểm tra.

Đăng ngày: 10/12/2022
Mặt trăng che khuất Trái đất nhìn từ tàu NASA

Mặt trăng che khuất Trái đất nhìn từ tàu NASA

Tàu Orion ghi lại khoảnh khắc Mặt trăng che khuất hoàn toàn Trái đất vào ngày bay thứ 13 trong nhiệm vụ Artemis 1.

Đăng ngày: 10/12/2022
Kính viễn vọng chụp ảnh tàu NASA đang trở về Trái đất

Kính viễn vọng chụp ảnh tàu NASA đang trở về Trái đất

Tàu vũ trụ Orion sắp kết thúc chuyến bay kéo dài khoảng 26 ngày nhằm mở đường cho chương trình đưa con người trở lại Mặt Trăng của NASA.

Đăng ngày: 10/12/2022
Tia vũ trụ cực mạnh dội bom 3 đài thiên văn: Thủ phạm gây kinh hãi

Tia vũ trụ cực mạnh dội bom 3 đài thiên văn: Thủ phạm gây kinh hãi

Trong quá trình theo dõi một ngôi sao sắp chết, các nhà khoa học đã phát hiện ra một thứ gì đó quái dị và đáng sợ hơn rất nhiều, cùng lúc làm lóa mắt nhiều hệ thống quan sát thiên văn.

Đăng ngày: 09/12/2022
Tên lửa nhiên liệu rắn của Trung Quốc lần đầu phóng thành công

Tên lửa nhiên liệu rắn của Trung Quốc lần đầu phóng thành công

Tên lửa Kuaizhou 11 bay lên từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền, sa mạc Gobi, lúc 8h15 ngày 7/12 (giờ Hà Nội), đưa vệ tinh lên quỹ đạo.

Đăng ngày: 09/12/2022
Vật thể vũ trụ chứa phóng xạ mang sự sống đến Trái đất

Vật thể vũ trụ chứa phóng xạ mang sự sống đến Trái đất

Một lò phản ứng sự sống gây kinh ngạc đã được xác định thông qua thí nghiệm trên các thiên thạch carbonaceous chondrite quý hiếm.

Đăng ngày: 09/12/2022
Xuất hiện thứ y hệt Trái đất, một hành tinh khác đang biến dạng

Xuất hiện thứ y hệt Trái đất, một hành tinh khác đang biến dạng

Một cơ chế vô cùng quan trọng với sự tồn tại của chính chúng ta và muôn loài, từng được cho là độc quyền bởi Trái Đất, tiếp tục được xác định rõ ràng trên một hành tinh khác bởi tàu đổ bộ NASA.

Đăng ngày: 08/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News