Hành tinh khổng lồ khiến các nhà khoa học bối rối

Các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh khí khổng lồ nặng bất thường và có quỹ đạo nằm rất xa ngôi sao chủ.

Được đặt tên là YSES 2b, hành tinh mới quay xung quanh ngôi sao trẻ TYC 8984-2245-1, hay YSES 2, trong chòm sao Thương Dăng cách Trái đất 360 năm ánh sáng. Nó nặng gấp 6,3 lần sao Mộc - hành tinh nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta - và nằm cách ngôi sao của nó tới 115 đơn vị thiên văn, xấp xỉ 115 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời.


Mô phỏng hành tinh khí khổng lồ. (Ảnh: Dottedhippo).

Phát hiện này khiến các nhà khoa học bối rối bởi, khối lượng lớn của YSES 2b và khoảng cách giữa nó và ngôi sao chủ không phù hợp với các mô hình phổ biến nhất về sự hình thành hành tinh khí khổng lồ.

"Nếu hành tinh hình thành ở vị trí hiện tại bằng phương pháp bồi tụ lõi, nó sẽ không có đủ vật chất để phát triển đến kích thước khổng lồ ở khoảng cách lớn như vậy so với ngôi sao. Nếu hành tinh được tạo ra bởi sự thiếu ổn định liên quan đến lực hấp dẫn trong đĩa hành tinh, nó cũng không đủ nặng. Khả năng thứ ba là YSES 2b được hình thành gần ngôi sao bởi sự bồi tụ lõi và sau đó di chuyển ra phía ngoài, nhưng cuộc di cư như vậy cần có tác động lực hấp dẫn của một hành tinh thứ hai mà nhóm nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy", tác giả chính Alexander Bohn từ Đại học Leiden của Hà Lan giải thích.


Hệ thống YSES 2 chụp bởi thiết bị SPHERE. (Ảnh: ESO).

Trong giai đoạn tiếp theo, Bohn cùng cộng sự muốn tiếp tục quét môi trường xung quanh YSES 2 để tìm kiếm các ngoại hành tinh có khả năng tồn tại trong hệ thống này. Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng những kính thiên văn tiên tiến hơn trong tương lai sẽ cho phép chụp ảnh YSES 2b với độ phân giải tốt hơn.

YSES 2b được phát hiện bởi SPHERE, thiết bị nghiên cứu ngoại hành tinh có độ tương phản cao trên Kính viễn vọng Rất lớn (VLT) của Đài thiên văn Nam Âu (ESO). Dụng cụ do Hà Lan đồng phát triển có thể thu ánh sáng trực tiếp và gián tiếp từ các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời. Khám phá mới đã được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News