Hành trình vận chuyển camera lớn nhất thế giới lên đỉnh núi

Camera kỹ thuật số nặng 3 tấn vượt qua hành trình bằng máy bay và xe tải để tới đài quan sát trên đỉnh núi cao hơn 2.700m an toàn.

Sau hai thập kỷ phát triển, camera trung tâm của Đài quan sát Vera C. Rubin tương lai đã tới ngôi nhà của nó vào tuần trước. Hiện nay, camera đang nằm trên đỉnh núi Cerro Pachón ở Chile. Camera này là phần quan trọng cuối cùng của Kính viễn vọng khảo sát Simonyi thuộc Đài quan sát Rubin. Tại đó, thiết bị sẽ được lắp đặt sau vài tháng kiểm tra kỹ lưỡng. Vận chuyển an toàn và thành công camera lớn cỡ chiếc SUV từ nơi chế tạo là Phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia SLAC ở California tới vị trí trên đỉnh núi thuộc dãy Andes, Chile là một thành tựu không hề nhỏ, theo Space.


Hành trình từ California tới Chile của camera LSST. Video: (Đài quan sát Rubin).

Đây là camera lớn nhất từng được chế tạo cho thiên văn học, nặng 3 tấn và có bề rộng 1,5m. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro đối với thiết bị trị giá 168 triệu USD, các nhà khoa học và kỹ sư thực hiện một đợt tổng duyệt vào năm 2021 khi vận chuyển bản mô phỏng có khối lượng tương đương tới Chile. Bản mô phỏng được lắp thiết bị ghi chép dữ liệu để lưu lại điều kiện mà camera thực sẽ trải qua trong suốt hành trình.

"Vận chuyển một thiết bị tinh vi như vậy đi khắp thế giới bao hàm nhiều rủi ro. Với 10 năm lắp ráp camera, đỉnh điểm là chuyến bay kéo dài 10 giờ và con đường đất quanh co lên núi, việc vận chuyển đúng cách rất quan trọng", Margaux Lopez, kỹ sư cơ khí ở SLAC, phụ trách lên kế hoạch vận chuyển camera, cho biết. "Nhưng do chúng tôi đã có kinh nghiệm và dữ liệu từ đợt vận chuyển thử, chúng tôi tin chắc có thể bảo vệ camera an toàn".

Hôm 14/5, camera được chuyển tới sân bay San Francisco cho chuyến bay 10 giờ tới Chile. Thiết bị bay trên máy bay chở hàng Boeing 747, hạ cánh hôm sau ở sân bay quốc tế Santiago ở Chile, sân bay gần đài quan sát Rubin nhất có thể chứa máy bay lớn cỡ này. Vào tối ngày hôm sau, camera và đoàn 9 xe tải nằm an toàn bên trong cổng bảo vệ ở trạm Cerro Pachón. Buổi sáng tiếp theo, thiết bị bắt đầu hành trình 5 giờ trên con đường đất ngoằn ngoèo dài 35 km lên đỉnh núi ở độ cao hơn 2.713 m so với mức nước biển.

"Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo camera không chỉ nguyên vẹn mà còn tới nơi trong tình trạng hoàn hảo", Kevin Reil, nhà khoa học ở Đài quan sát Rubi, cho biết. Kiểm tra sau đó xác nhận camera không gặp phải bất kỳ áp lực ngoài dự kiến nào trong quãng đường dài. Theo Rei, các chỉ số ban đầu, bao gồm thông tin thu thập bởi bộ ghi dữ liệu, gia tốc kế và cảm biến sốc chứng tỏ họ đã thành công.


Camera LSST.

Camera tới đài quan sát thành công là tin tốt không chỉ với tất cả nhà khoa học và kỹ sư tham gia dự án mà cả với thế hệ những nhà thiên văn học háo hức chờ đài quan sát hoạt động, dự kiến cuối năm sau. Đó là khi đài quan sát Rubin tiến hành nghiên cứu kéo dài cả thập kỷ về vũ trụ bằng cách chụp ảnh toàn cảnh bầu trời phía nam vài tối một lần, giúp lập danh mục khoảng 37 tỷ vật thể. Khảo sát này mang tên "Legacy Survey of Space and Time".

Camera LSST lập kỷ lục thế giới vào năm 2020 với bức ảnh lớn nhất chụp bằng camera kỹ thuật số khổng lồ. Các nhà khoa học cho biết chỉ một bức ảnh 3.200 megapixel của nó cũng cần 378 TV 4K độ nét siêu cao để hiển thị. Độ phân giải của nó tốt đến mức có thể phát hiện một quả bóng golf từ khoảng cách 25km. Sử dụng dữ liệu từ khảo sát 10 năm, giới thiên văn học hy vọng có thể thu thập manh mối về bản chất của vật chất tối và năng lượng tối chiếm hơn 90% khối lượng vũ trụ nhưng chưa thể phát hiện trực tiếp. Quan trọng nhất là camera LSST sẽ tìm kiếm và nghiên cứu dấu hiệu của thấu kính hấp dẫn yếu, hiện tượng vũ trụ xảy ra khi một thiên hà lớn bẻ cong hoặc làm biến dạng ánh sáng từ thiên hà nền.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 01/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News