Hắt hơi cách nào an toàn nhất?

Hắt hơi là một phản xạ tự nhiên nhằm “tống cổ các vật thể lạ” có ý định xâm nhập vào cơ thể. Vậy phản xạ dùng bàn tay, khuỷu tay hay khăn tay/khăn giấy che miệng sẽ an toàn nhất? Những thực nghiệm thú vị dưới đây sẽ là bằng chứng thuyết phục nhất.

Hắt hơi cách nào an toàn nhất?
Có lẽ không cách hắt hơi nào kém an toàn hơn cách này
.

Có 3 cách thường được áp dụng khi hắt hơi là lấy bàn tay che miệng, dùng khuỷu tay che miệng và dùng khăn tay/khăn giấy che miệng. Và thông thường, cách dùng khăn giấy/khăn tay che miệng được xem là an toàn nhất. Tuy nhiên, trong một thực nghiệm tại Mỹ, người tham gia thử nghiệm sẽ mặc toàn đồ màu trắng, uống các dung dịch màu và dùng chất gây hắt hơi, đứng trên 1 mặt phẳng có tính khoảng cách, kết quả hoàn toàn ngược lại:

Thử nghiệm thứ nhất là dùng bàn tay che miệng khi hắt hơi. Kết quả sau 3 lần hắt hơi gần nhau cho thấy các giọt dịch bắn ra từ mũi (đối tượng thử nghiệm đã uống nước nhuộm màu) vươn xa tới 2,5m với rất nhiều giọt dịch nhỏ. Hình ảnh camera quay chậm chỉ rõ, bàn tay không thể ngăn được luồng hơi và dịch bắn ra, theo hướng lên trên và tỏa ra xung quanh. Tất nhiên là bàn tay thì đầy chất dịch cơ thể.

Thử nghiệm thứ hai là dùng khuỷu tay che miệng khi hắt hơi. Hình ảnh camera quay chậm cho thấy không có luồng hơi hay dịch nào thoát ra khỏi khuỷu tay. Chỉ có 2-3 giọt dịch rơi xuống. Các giọt dịch tập trung ở khuỷu tay và hoàn toàn không có ở bàn tay.

Hắt hơi cách nào an toàn nhất?
Dùng khuỷu tay che miệng mũi khi hắt hơi sẽ an toàn nhất cho bản thân và mọi người xung quanh
.

Thử nghiệm lần thứ 3 là dùng khăn vải che miệng khi hắt hơi. Mặc dù khăn đã được gập lại nhưng các giọt dịch li ti vẫn bắn xuống đất. Nước mũi ngấm qua khăn dính vào tay của người hắt hơi. Bạn hãy tưởng tượng bạn bỏ chiếc khăn này vào túi và rồi lấy tiền lẻ, lấy điện thoại, bút… và tay thì bám vào nắm đấm cửa, lan can cầu thang… thì vi-rút sẽ lây lan nhanh đến mức nào?

Rõ ràng, trong 3 cách trên thì dùng khuỷu tay che miệng khi hắt hơi luôn là an toàn với chính bạn và những người xung quanh, giảm thiểu được sự lây lan của vi-rút trong những giai đoạn chuyển mùa hay đang có dịch.

Từ khóa liên quan:

hắt hơi

vi rút

che miệng

virus

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News