Hệ miễn dịch đang chống lại các bệnh tật mới như nào?

Hệ miễn dịch chứa hai tế bào, T và B. Tế bào T thường được nhắc đến trong các nghiên cứu về Covid-19 với khả năng ghi nhớ và chống lại sự phát triển của virus SARS-CoV-2.

Có khoảng ba tỷ tế bào B lưu hành trong máu, mỗi tế bào phủ đầy những kháng thể rất dính được thiết kế để phù hợp với các kháng nguyên của những căn bệnh mà nó có thể không bao giờ gặp, có thể cả các bệnh không hề tồn tại. Tế bào B dành phần lớn thời gian sống ngắn ngủi của nó di chuyển khắp nơi đến khi may mắn gặp kháng nguyên tương ứng đặc trưng của mầm bệnh (ví dụ những vi khuẩn, virus, nấm hay vật ký sinh lạ).


Ảnh minh họa tế bào T đang chống lại tế bào lạ xâm nhập cơ thể. (Nguồn: Medial News).

Nếu kháng nguyên mà chúng ta gặp tình cờ phù hợp với thụ thể kháng nguyên đặc trưng của một kháng thể từ tế bào B (kháng thể gắn chặt vào mặt tế bào B như cây đinh hương trên món thịt giăm bông Giáng Sinh), tế bào B đó lập tức hoạt động, tạo ra các bản sao của chính nó, các tế bào con giống hệt nhau được sinh ra với kháng thể "phù hợp".

Trong 12 giờ, tế bào B đó có thể tạo ra 20.000 bản sao của chính mình, quá trình này kéo dài cả tuần. Mỗi thành viên mới được sinh ra từ đội quân nhân bản của tế bào B đều trở thành một nhà máy mới, chỉ tạo ra loại kháng thể chống lại loại tế bào bệnh đó.

Giờ là lúc tấn công. Các kháng thể trên bề mặt tế bào B bay ra như những tên lửa điều khiển với tần suất 2.000 kháng thể mỗi giây. Mỗi tên lửa kháng thể này chỉ có một mục tiêu: kháng nguyên không thuộc cơ thể đặc trưng trên các tế bào lạ đó. Chúng không thấy gì khác. Kháng thể tìm ra và gắn vào, tập trung lại trên mục tiêu như bông cỏ gai dính trên lông những con chó. Điều này không chỉ ngăn chặn các tế bào bệnh, nó còn hoạt động như một biển hiệu neon nhấp nháy sự chú ý của các đại thực bào gần đó, lôi kéo chúng tới một bữa ăn miễn phí.

Chúng có vẻ như cũng kích thích khẩu vị của "những kẻ dọn rác tự nhiên" (một quá trình được gọi là opsonin hóa, lấy từ tiếng Đức là "chuẩn bị ăn"). Tế bào lạ xâm nhập bị dính chặt, rồi bị nuốt chửng.

Đó là một hệ phòng thủ tao nhã và tinh vi đến tuyệt vời, nó tăng cường phản ứng với căn bệnh mới trong khoảng một tuần. Khi mối đe dọa đã qua, phần lớn đội quân tế bào B chết đi, nhưng một trung đoàn vẫn ở lại, nhớ những gì đã xảy ra, sẵn sàng quay lại chiến đấu khi mối đe dọa đó xuất hiện trở lại.

Đó chính là sự miễn dịch.

Tế bào B và T trông gần như giống hệt nhau dưới kính hiển vi quang học (một phần lý do khiến chỉ khi thế kỷ XX gần như trôi qua, tế bào T mới được tìm ra). Giống tế bào B, tế bào T phát hiện các kháng nguyên lạ và tạo ra một đội quân nhân bản để tấn công nó. Nhưng tế bào T nhận ra và tiêu diệt các tế bào bệnh bằng cách hoàn toàn khác.

Tế bào T khóa mục tiêu những kháng nguyên lạ đã lộ diện và tiêu diệt tế bào bệnh là chuyên môn của nó. Sau khi những kẻ tấn công bị tiêu diệt, phần lớn đội quân miễn dịch nhân bản chết đi, nhưng một số ở lại và ghi nhớ. Nếu kẻ tấn công đó trở lại, sẽ không cần tới một tuần để tạo đội quân mới cho hệ thống phòng thủ. Cơ thể đã sẵn sàng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Một kiểu

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử

Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News