Hệ sao kỳ quái chưa từng thấy cách Trái đất 1.800 năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh khí khổng lồ quay quanh một ngôi sao trong hệ ba sao cách chúng ta 1.800 năm ánh sáng.

Hệ sao này được gọi là KOI-5, nằm trong chòm sao Cygnus. Hành tinh được nhắc tới là KOI-5Ab, được kính viễn vọng không gian Kepler của NASA phát hiện vào năm 2009. Tuy nhiên nó từng bị "bỏ quên" vì khó quan sát.

"KOI-5Ab bị bỏ rơi vì nó phức tạp và chúng tôi có hàng nghìn ứng cử viên. Có những lựa chọn dễ dàng hơn KOI-5Ab. Do đó, nó gần như bị lãng quên", David Ciardi, nhà khoa học tới từ Viện Khoa học Ngoại hành tinh của NASA cho hay.

KOI-5Ab cách Trái đất khoảng 1.800 năm ánh sáng.

Hệ sao kỳ quái chưa từng thấy cách Trái đất 1.800 năm ánh sáng
Ảnh minh họa về KOI-5. (Ảnh: IPAC).

Tuy nhiên, nhờ Vệ tinh khảo sát Ngoại hành tinh (TESS) của NASA và các kính viễn vọng trên Trái đất khác, KOA-5Ab bắt đầu được khám phá chi tiết hơn.

Các nhà thiên văn học dự đoán KOA-5Ab có thể là hành tinh khí khổng lồ tương tự sao Mộc và sao Thổ. Tuy nhiên, nó quay quanh một ngôi sao trong KOI-5 - KOA-5A theo chu kỳ 5 ngày.

Nó không liên kết với một hoặc thậm chí cả hai ngôi sao còn lại là KOI-5B và KOI-5C.

KOI-5A và KOI-5B có khối lượng tương đương với Mặt trời tạo thành hệ sao đôi. Chúng quay quanh nhau theo chu kỳ 30 năm. Riêng KOI-5C quay quanh hai hành tinh còn lại với chu kỳ 400 năm.

"Chúng tôi không biết có nhiều hành tinh tồn tại trong hệ thống ba sao và hành tinh này đặc biệt hơn vì quỹ đạo của nó bị lệch. Chúng tôi vẫn còn nhiều câu hỏi về cách thức và thời điểm các hành tinh có thể hình thành trong các hệ nhiều sao và đặc tính của chúng như thế nào so với các hành tinh trong hệ một sao. Bằng cách nghiên cứu hệ thống này chi tiết hơn, có lẽ chúng ta có thể hiểu sâu hơn về cách vũ trụ tạo ra các hành tinh", ông Ciardi nói thêm.

Do nằm ở các mặt phẳng khác nhau, cả 4 thiên thể đều có quỹ đạo lệch. Các nhà nghiên cứu cho rằng KOI-5B có thể làm xáo trộn quỹ đạo của KOI-5Ab khi nó đang hình thành.

Theo các nhà khoa học, hệ ba sao hiện chiếm khoảng 10% trong tổng số các hệ sao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài người có thể đơn độc trong vũ trụ

Loài người có thể đơn độc trong vũ trụ

Một sứ mệnh từ NASA đã phát hiện ra có thể có ít thiên hà hơn rất nhiều so với dự đoán ban đầu. Điều này mở ra khả năng nhân loại chỉ có một mình trong vũ trụ.

Đăng ngày: 18/01/2021
Cơ hội hiếm hoi quan sát hành tinh màu xanh da trời vài ngày tới

Cơ hội hiếm hoi quan sát hành tinh màu xanh da trời vài ngày tới

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết ngày 20-1 là dịp hiếm hoi để người ở trên Trái đất quan sát được hành tinh màu xanh da trời tuyệt đẹp trong Thái dương hệ: sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 18/01/2021
Hố đen lớn gấp 78 triệu lần Mặt trời xé rách ngôi sao

Hố đen lớn gấp 78 triệu lần Mặt trời xé rách ngôi sao

Hố đen siêu khối lượng ở trung tâm một thiên hà xa xôi đang chậm rãi tiêu hóa vật chất từ ngôi sao khổng lồ theo chu kỳ 114 ngày.

Đăng ngày: 18/01/2021
Ra mắt bản đồ vũ trụ trải rộng 10 nghìn tỷ pixel

Ra mắt bản đồ vũ trụ trải rộng 10 nghìn tỷ pixel

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hành một bản đồ 2D khổng lồ của vũ trụ, mở đường cho khảo sát quang phổ năng lượng tối thế hệ mới.

Đăng ngày: 17/01/2021
Robot biến hình khám phá địa hình gồ ghề

Robot biến hình khám phá địa hình gồ ghề

Các kỹ sư NASA thiết kế robot có thể tách thành hai nửa để leo trèo miệng hố trên sao Hỏa và nhiều địa hình hiểm trở khác.

Đăng ngày: 15/01/2021
NanoDragon - Vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam sẽ được phóng lên vũ trụ

NanoDragon - Vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam sẽ được phóng lên vũ trụ

Vệ tinh siêu nhỏ chỉ nặng 4 kg do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chế tạo được JAXA lựa chọn là 1 trong 15 vệ tinh phóng lên vũ trụ năm 2021.

Đăng ngày: 15/01/2021
Phát hiện chuẩn tinh cách Trái đất hơn 13 tỷ năm ánh sáng

Phát hiện chuẩn tinh cách Trái đất hơn 13 tỷ năm ánh sáng

Chuẩn tinh J0313-1806 chứa hố đen siêu khối lượng nặng gấp 1,6 tỷ lần Mặt Trời, hình thành chỉ trong vài trăm triệu năm.

Đăng ngày: 14/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News