Hệ thống cảnh báo sớm động đất lớn nhất thế giới
Hệ thống cảnh báo sớm động đất mới ở Trung Quốc bao gồm hơn 15.000 trạm theo dõi, có cung cấp thông tin cho lượng lớn người sử dụng trong vòng một giây.

Quá trình xây dựng bộ phận chính của hệ thống cảnh báo sớm động đất mới ở Trung Quốc đã hoàn thành. Min Yiren, giám đốc Cục động đất Trung Quốc (CEA) cho biết công tác hoàn thiện và nghiệm thu công trình dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay, CGTN hôm 8/6 đưa tin.
Trung Quốc tiến hành xây hệ thống cảnh báo sớm động đất từ thập niên 1990 và dựng hệ thống báo cáo cường độ địa chấn tức thời ở một số vùng nguy cơ cao vào năm 2018. Mục tiêu của họ là thông báo cho cộng đồng những trận động đất sắp xuất hiện trước vài giây và báo cáo cường độ địa chấn của động đất trong vòng một phút sau khi xảy ra. Theo Min, đây là hệ thống cảnh báo sớm động đất lớn nhất thế giới, giúp rút ngắn thời gian thu thập tin tức từ một phút xuống vài giây sau khi trận động đất diễn ra.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Northwestern Seismological năm 2002, biết trước động đất 3 giây có thể cứu sống 14% nạn nhân, trước 10 giây có thể cứu sống 39% nạn nhân và trước 20 giây có thể cứu sống 63%. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do động đất, hệ thống có thể gửi cảnh báo qua nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm TV, điện thoại di động, đài phát thanh và nhiều cổng cảnh báo khác.
Hiện nay, hệ thống bao gồm hơn 15.000 trạm theo dõi, 3 trung tâm quốc gia, 31 trung tâm cấp tỉnh và 173 trung tâm đưa tin cấp quận. Hoạt động thử nghiệm cảnh báo sớm cho cộng đồng đang được tiến hành ở một số khu vực dễ xảy ra động đất, bao gồm tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam phía tây nam, Bắc Kinh, Thiên Tân và Hồ Bắc ở phía bắc, tỉnh Phúc Kiến ở phía đông. Min chia sẻ hệ thống đã vượt qua một số vấn đề kỹ thuật như tích hợp nhiều mạng lưới và cung cấp thông tin cho số lượng lớn người sử dụng trong vòng một giây.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Bộ pin giúp xe điện chạy 1,5 triệu km không cần sạc
Hai công ty công nghệ bền vững cùng phát triển bộ pin cho xe điện hạng nặng với tuổi thọ đáng nể, có thể cung cấp điện cho xe chạy hơn 1,5 triệu km.
