Hệ thống lọc khí diệt virus bằng vật liệu nano

Các nhà khoa học và kỹ sư ở Đại học Cambridge phát triển vật liệu nano lọc khí mới có thể hút và tiêu diệt nhiều loại virus khác nhau, bao gồm họ hàng gần của nCoV.

Nhóm nghiên cứu liên ngành đến từ Boies Group, khoa Kỹ thuật, Khoa học vật liệu và Bệnh học của Đại học Cambridge thử nghiệm nguyên mẫu hệ thống lọc trang bị màng dẫn điện bằng ống nano carbon siêu mỏng. Loại màng lọc mới này cho phép lọc virus và tiệt trùng ngay lập tức bằng những chớp nhiệt thông qua làm nóng liên tục tới trên 100 độ C, qua đó bất hoạt các loại virus, bao gồm betacoronavirus, trong vòng vài giây.

Hệ thống lọc khí diệt virus bằng vật liệu nano
Thiết kế máy lọc khí của các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge. (Ảnh: Đại học Cambridge)

Các nhà nghiên cứu cho biết máy lọc đa năng đặc biệt hữu ích trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh qua không khí trong môi trường chật hẹp như xe cứu thương, bệnh viện, khu giải trí, trung tâm giáo dục. Hệ thống có thể hoạt động độc lập hoặc tích hợp với hệ thống sưởi, thông khí và lọc qua điều hòa (HAVC). Nhóm nghiên cứu công bố kết quả thử nghiệm với virus lây bệnh kèm theo mô hình lý thuyết trên tạp chí Carbon.

Theo nghiên cứu, hệ thống lọc mới có thể sản xuất hàng loạt, sở hữu khả năng lọc hiệu quả và độ thông khí tương đương máy lọc HEPA (bộ lọc không khí hiệu suất cao) thương mại. Thiết kế này giữ lại những giọt dịch hô hấp chứa nhiều virus như virus corona phát tán khi ho, nói chuyện hoặc thở, có thể lưu lại trong không khí nhiều giờ và bay xa hàng chục mét trong môi trường hẹp. Chính giọt dịch hô hấp góp phần dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm cao ở nơi đông đúc và khép kín.

Được sản xuất thông qua quá trình độc đáo do trường đại học phát minh, vật liệu ống nano carbon có nhiều tiềm năng ứng dụng thương mại. "Dựa trên hiểu biết tích lũy từ dự án, một số nguyên mẫu mà chúng tôi phát triển có thể lọc 99% không khí trong phòng nhỏ hoặc xe cứu thương trong vòng 10 - 20 phút. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, chúng tôi đang nâng cấp quy trình để đạt quy mô thương mại, sản xuất hơn 100.000 m2 vật liệu màng mỗi năm", Liron Issman, nghiên cứu sinh tiến sĩ, cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tường chắn âm gắn pin mặt trời đầu tiên ở Mỹ

Tường chắn âm gắn pin mặt trời đầu tiên ở Mỹ

Công ty Ko-Solar lên kế hoạch lắp pin mặt trời cho tường chắn âm ven đường Interstate 95, dự kiến sản xuất đủ điện cho 100 ngôi nhà.

Đăng ngày: 08/11/2021
Ấn Độ biến sa mạc thành

Ấn Độ biến sa mạc thành "ốc đảo" điện mặt trời

Từng là một vùng sa mạc rộng lớn, công viên Bhadla ở bang Rajasthan giờ đây mang diện mạo hoàn toàn khác nhờ hàng triệu tấm pin mặt trời.

Đăng ngày: 08/11/2021
Xe bay vận tốc 155km/h lần đầu tiên bay đua

Xe bay vận tốc 155km/h lần đầu tiên bay đua

Hai chiếc xe bay cất hạ cánh thẳng đứng tham gia cuộc đua thử nghiệm ngắn với độ dài 300 m và độ cao 15 m.

Đăng ngày: 06/11/2021
Indonesia phát triển bã cà phê thành vật liệu tạo pin xe điện

Indonesia phát triển bã cà phê thành vật liệu tạo pin xe điện

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Kỹ thuật, Luyện kim và Vật liệu ở Đại học Indonesia vừa phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.

Đăng ngày: 05/11/2021
Thiết kế nhà bền vững tới 500 năm từ vật liệu thân thiện với môi trường

Thiết kế nhà bền vững tới 500 năm từ vật liệu thân thiện với môi trường

Nhà Zome sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường có khả năng chống nước, rêu và chống cháy tới 1.200 độ C.

Đăng ngày: 05/11/2021
Xe điện lập kỷ lục chạy nhanh nhất trên đất liền

Xe điện lập kỷ lục chạy nhanh nhất trên đất liền

Mẫu xe điện có biệt danh “Gã khổng lồ nhỏ” (Little Giant) của nhóm Team Vesco và công ty reVolt Systems lập kỷ lục mới về tốc độ tối đa hồi tháng 10.

Đăng ngày: 03/11/2021
Kính không vỡ lấy cảm hứng từ bánh socola chip

Kính không vỡ lấy cảm hứng từ bánh socola chip

Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế phát triển loại kính chống nứt vỡ, có thể dùng để sản xuất đèn LED, điện thoại và màn hình TV.

Đăng ngày: 03/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News