Hệ thống phát hiện "rác không gian" bằng tia laser
Tập đoàn Electric Optic Systems (Australia) vừa phát triển một hệ thống laser tự động có thể phát hiện và ngăn chặn những mảnh vụn trôi nổi trên không gian va chạm với tàu vũ trụ và các vệ tinh chuyển động trong quỹ đạo của Trái Đất.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Với hệ thống này, những tia laser phóng từ Trái Đất có thể định vị và theo dõi những mảnh vụn có đường kính nhỏ nhất là 10cm, bảo vệ hiệu quả cho các phi hành gia và vệ tinh.
Giám đốc điều hành Electric Optic Systems, ông Craig Smith cho biết công nghệ này được phát triển dựa trên những hệ thống rađa hiện nay. Nhờ vậy, các nhà khoa học có thể theo dõi sự chuyển động của những mảnh vụn trong không gian với độ chính xác rất cao để dự báo liệu chúng có va chạm với những vật thể khác hay không.
Theo ông Smith, hiện có khoảng 200.000 mảnh vụn có đường kính nhỏ hơn 1cm và 500.000 mảnh vụn có đường kính từ 1cm trở lên đang "trôi dạt" trên quỹ đạo. Vấn đề là chúng đang di chuyển với vận tốc khoảng 30.000 km/giờ và có thể gây ra những chấn động khủng khiếp nếu va chạm với các vật thể khác.
Các nhà khoa học Australia cho rằng hệ thống này sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu được dùng chung với một mạng lưới trạm theo dõi được đặt tại những địa điểm chiến lược trên thế giới.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
