Hệ thống phát hiện tiểu hành tinh đe dọa Trái đất

Dự án "Mắt kép Trung Quốc" hay còn gọi là Fuyan sẽ tạo ra mạng lưới ăngten radar thu tín hiệu vô tuyến từ vật thể ở xa để chụp ảnh và theo dõi tiểu hành tinh có thể đe dọa Trái đất.

Hệ thống phát hiện tiểu hành tinh đe dọa Trái đất
Dự án Mắt kép sẽ bao gồm hơn 100 radar. (Ảnh: Viện công nghệ Bắc Kinh).

Công tác xây dựng giai đoạn hai mạng lưới radar phòng thủ hành tinh của Trung Quốc đang diễn ra, Space hôm 19/2 đưa tin. Giai đoạn một bao gồm 4 radar đường kính 16m nằm gần Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc đã hoàn thành vào tháng 12 năm ngoái. Các nhà khoa học sau đó thu tín hiệu từ Mặt trăng để kiểm nghiệm tính khả thi của hệ thống và những công nghệ chủ chốt. Giai đoạn hai sẽ xây tiếp 25 ăngten radar, mỗi ăngten có đường kính 30 m, dự kiến hoàn thành năm 2025.

"Sau khi công tác xây dựng giai đoạn hai hoàn thành, chúng tôi có thể quan sát tiểu hành tinh với đường kính chỉ vài chục mét ở cách 10 triệu km, bao gồm cấu tạo, tốc độ và thay đổi ở quỹ đạo của nó sau khi bị đâm. Các nhà nghiên cứu có thể quan sát những mục tiêu này ở giai đoạn hai trong một số điều kiện", Zeng Tao, phó giám đốc Viện nghiên cứu công nghệ radar thuộc Viện công nghệ Bắc Kinh, cho biết.

Giai đoạn 3 sẽ được khởi công để mở rộng tầm phát hiện của Fuyan lên 150 triệu km. Dự án sử dụng nhiều mạng lưới nhỏ để mô phỏng cấu trúc khẩu độ lớn, cho phép phát hiện vật thể trong không gian sâu.

Khác với Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500m (FAST) ở tỉnh Quý Châu, dự án Mắt kép hoạt động giống như sóng âm của loài dơi, thông qua phát sóng điện từ và thu tiếng vang. Nhiều radar kết hợp thành một ăngten lớn khi hoạt động, tương tự mắt kép của côn trùng. Trong khi tầm quan sát của một radar bị hạn chế, kết hợp nhiều radar khiến phát hiện vật thể trong phạm vi siêu rộng trở nên khả thi.

Kính viễn vọng FAST nhận tín hiệu vô tuyến từ mục tiêu ở cách hàng nghìn năm ánh sáng, nhưng hệ thống Mắt kép có thể ghi hình tiểu hành tinh bay tới gần Trái đất mà không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng hoặc mây. Hệ thống này sẽ đóng vai trò như camera giám sát, giúp phát hiện vật thể đe dọa vệ tinh hoặc trạm vũ trụ đủ sớm để tránh hoặc phá hủy chúng.

Tháng 4 năm ngoái, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc thông báo phát triển kế hoạch phòng thủ hành tinh, bao gồm theo dõi vật thể gần Trái đất và phóng thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh tương tự nhiệm vụ DART của NASA trong vài năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Nòng nọc vũ trụ" làm lộ chân tướng vật thể khoa học không thể lý giải

Một vật thể cực hiếm trong vũ trụ, hoàn toàn vô hình, ẩn nấp ở gần tâm thiên hà chứa Trái Đất, đã bị một đám mây ma quái hình con nòng nọc làm lộ diện.

Đăng ngày: 21/02/2023
Giả thuyết hố đen có thể do người ngoài hành tinh tạo ra

Giả thuyết hố đen có thể do người ngoài hành tinh tạo ra

Các nhà khoa học nhận định có thể dùng công nghệ hiện đại để xác thực giả thuyết người ngoài hành tinh tạo ra hố đen.

Đăng ngày: 21/02/2023
Tìm ra

Tìm ra "quái vật" bí ẩn đang làm vũ trụ phình to ra

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra thứ rất có thể là nguồn gốc của năng lượng tối khiến vũ trụ vẫn đang giãn nở. Đó là loại quái vật có trong thiên hà chứa Trái đất.

Đăng ngày: 20/02/2023
Kính Hubble chụp được hình ảnh 3 thiên hà sáp nhập

Kính Hubble chụp được hình ảnh 3 thiên hà sáp nhập

Một hiện tượng thiên văn kỳ thú đang diễn ra trong vũ trụ được kính Hubble ghi lại.

Đăng ngày: 20/02/2023
NASA xác nhận thiên thạch tấn công thành phố Texas

NASA xác nhận thiên thạch tấn công thành phố Texas

Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA đã xác nhận thiên thạch nặng 450kg, dài 60cm rơi xuống McAllen, bang Texas.

Đăng ngày: 20/02/2023
Vụ phóng tên lửa mạnh nhất thế giới ồn đến mức nào?

Vụ phóng tên lửa mạnh nhất thế giới ồn đến mức nào?

Vụ phóng tên lửa SLS trong nhiệm vụ Mặt Trăng Artemis I của NASA gây ra tiếng ồn lớn hơn còi xe cứu thương ở khoảng cách 5km.

Đăng ngày: 20/02/2023
Tàu vũ trụ Progress bị thủng của Nga vừa lao xuống Thái Bình Dương

Tàu vũ trụ Progress bị thủng của Nga vừa lao xuống Thái Bình Dương

Tàu vũ trụ chở hàng Progress MS-21, là con tàu thứ 2 của Nga bị hư hại trong vài tháng qua, đã được xử lý bằng cách cho quay về Trái Đất tự sát một cách an toàn.

Đăng ngày: 20/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News