Hiểm họa khôn lường khi 1 lít nước tồn tại lên tới 12.000 vi hạt nhựa
Theo một nghiên cứu cho thấy, trong một lít nước có tới 12.000 vi hạt nhựa. Đây là một bi kịch mới khi vi hạt nhựa trong đại dương nhiều hơn số sao trong vũ trụ.
Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu gọi tắt là COP26 được tổ chức tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) vào tháng 11/2021. Gần 200 phái đoàn quốc gia trên toàn thế giới tham gia COP26 thể hiện rằng, vấn đề biến đổi khí hậu đang được lãnh đạo các nước trên thế giới quan tâm như thế nào.
Rác thải nhựa là "sát thủ giấu mặt" đối với sức khỏe con người. (Ảnh internet).
COP26 đã đạt được những thỏa thuận, cam kết rất quan trọng từ các quốc gia tham gia. Tuy nhiên, 10 ngày trước khi diễn ra Hội nghị này, một thông số được đưa ra kiến giới chức quốc tế rất lưu tâm. Cụ thể, theo một thông tin mà Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đưa ra, trên thế giới cứ mỗi phút lại có 1 triệu chai nước uống bằng nhựa được tiêu thụ. Một bi kịch mới khi vi hạt nhựa trong đại dương nhiều hơn số sao trong vũ trụ đã biết: Lên tới 12.000 vi hạt trên một lít nước. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng khẳng định, đến giờ phút này có thể khẳng định, nhựa cũng là một vấn đề khí hậu.
Ông Tạ Anh Tuấn - Đại diện Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) từng nhấn mạnh rằng, hệ sinh thái biển toàn cầu đang đứng trước mối đe dọa liên quan đến rác thải nhựa, xuất phát từ những vật dụng tiện lợi, rẻ tiền gắn chặt với đời sống nhân loại nhiều năm qua. Đặc biệt, rác thải nhựa đại dương không chỉ gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, thúc đẩy gia tăng tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu, mà còn đe dọa sự sống của những sinh vật biển, hay sâu xa hơn là sức khỏe con người.
Mặc dù liên tục xả rác thải nhựa, túi nilon ra môi trường, tuy nhiên, rất ít người biết được về những hiểm họa khôn lường của hạt vi nhựa đang đe dọa đến tính mạng của chính con người.
Ông Dick Vethaak, giáo sư danh dự về chất độc sinh thái tại Đại học Vrije Amsterdam (Hà Lan) từng chia sẻ, nhựa không nên có trong máu người, dù quả thực chúng ta đang sống trong thế giới đa hạt, đơn cử như bụi, phấn hoa mà con người cũng đang hít phải mỗi ngày. Tuy nhiên, khi bị xả thẳng ra môi trường, rác thải nhựa sẽ liên tục phân mảnh, vỡ vụn thành hạt, thậm chí còn mảnh hơn sợi tóc người, sau đó dễ dàng bay vào không khí. Vi nhựa được hấp thụ vào cơ thể người thông qua hô hấp khi hít phải những hạt nhựa bay lơ lửng hay tiêu hóa khi ăn phải những động vật có sẵn vi nhựa trong cơ thể.
Năm 2017, một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ nước Bỉ cho thấy, những người yêu thích hải sản có thể tiêu thụ tới 11.000 hạt vi nhựa mỗi năm do ăn trai. Đây là món ăn được yêu thích ở Bỉ. Tương tự, một số nhà khoa học đến từ Nhật Bản cũng đưa ra con số ước tính về hạt vi nhựa. Theo đó, tới hơn 24 nghìn tỷ hạt vi nhựa đang tồn tại trong các đại dương trên thế giới, tương đương với khoảng 30 tỷ chai nước nửa lít.
Vậy, hiểm họa của các hạt vi nhựa đến sức khỏe của con người như thế nào?
Theo các nhà khoa học, hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp hoặc ăn phải và gây ra nhiều phản ứng có hại bao gồm:
Phá vỡ hormone: Nhiều hóa chất trong vi nhựa hoạt động như các hợp chất gây rối loạn nội tiết (ví dụ như BPA) như estrogen, testosterone và insulin. Chúng hoạt động như những hormone khi xâm nhập vào cơ thể, bắt chước và phá vỡ những chức năng tự nhiên của những hormone này và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như sự phát triển của hội chứng buồng trứng đa nang, làm giảm lượng hormone thực hiện chức năng sức khỏe sinh sản.
Thậm chí, các hạt vi nhựa còn tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Bởi tiếp xúc lâu dài với vi nhựa gây rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.
Dưới góc nhìn khoa học, Giáo sư Lê Huy Bá, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo, với các ưu điểm vượt trội được thừa nhận trong nhiều lĩnh vực, nên không thể tẩy chay vai trò của nhựa, mà phải tìm biện pháp để thu hồi - xử lý rác thải nhựa theo quy trình tái tạo trong nền kinh tế tuần hoàn.
Bằng các giải pháp công nghệ, kiểm soát và thu hồi nhựa thải sẽ ngăn chặn được sự phát triển đáng sợ của vi hạt nhựa. Biện pháp trước mắt và cũng là lâu dài là phải phân loại rác ngay từ nguồn thải để rác thải nhựa được tách biệt, thu gom triệt để, sau đó là xử lý.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Ma túy "nước biển" là gì?
"Nước biển" (GHB) là một trong những loại ma túy kích dục nguy hiểm, được nhiều kẻ hiếp dâm lợi dụng để khống chế nạn nhân.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Mối nguy hại từ chiếc bếp gas đa số gia đình vẫn đang sử dụng để nấu nướng
Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng bếp gas sẽ thải ra các hóa chất độc hại vào nhà, ngay cả khi thiết bị không được sử dụng.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.
