Hiện tượng chưa từng thấy giúp quái vật vũ trụ nhân bản 6 lần

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hiện tượng bí ẩn mang tên "Einstein zig-zag".

Dữ liệu từ kính viễn vọng không gian James Webb mạnh nhất thế giới đã tiết lộ hiện tượng lạ khiến ánh sáng từ một quái vật vũ trụ đi qua hai vùng không - thời gian cong vênh khác nhau và nhân bản 6 lần trước mắt người Trái đất.

Hiện tượng thú vị này gọi là "Einstein zig-zag", một giả thuyết được nhà bác học Albert Einstein mô tả nhiều năm trước. Đây là lần đầu tiên nhân loại quan sát được nó trong thực tế.


6 hình ảnh kỳ lạ đều là bản sao của một chuẩn tinh khuất tầm mắt duy nhất, được tạo ra bởi một hiện tượng độc đáo - (Ảnh: NASA/ESA/CSA/Frédéric Dux).

Theo Live Science, thứ được hiện tượng lạ này nhân bản là một chuẩn tinh cách Trái đất hàng tỉ năm ánh sáng mang tên J1721+8842.

Chuẩn tinh thực chất là những lỗ đen quái vật đói khát, nuốt vật chất dữ dội đến nỗi phát sáng mạnh mẽ trong không gian, nhìn từ xa trông như một vì tinh tú.

Vào năm 2018, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra bốn điểm sáng giống hệt nhau cách Trái đất hàng tỉ năm ánh sáng và cho rằng đó là một hiện tượng nhân bản do thấu kính hấp dẫn thông thường.

Thấu kính hấp dẫn xảy ra khi ánh sáng từ một vật thể ở xa dường như bị bẻ cong khi đi qua vùng không - thời gian bị cong vênh do lực hấp dẫn cực lớn của một vật thể gần chúng ta hơn.

Có thể hiểu thấu kính hấp dẫn hoạt động như một chiếc kính lúp bị lỗi, phóng to hình ảnh nhưng có khi cũng làm méo mó nó.

Đến năm 2022 , các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng J1721+8842 có thêm hai điểm sáng bên cạnh bộ tứ ban đầu, cũng như một vòng Einstein màu đỏ mờ.

Các điểm mới phát hiện mờ hơn một chút so với bốn điểm còn lại, khiến họ nghi ngờ rằng đó là kết quả của một cặp chuẩn tinh đôi được nhân lên thành 6.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới, nhóm tác giả dẫn đầu bởi PGS Frédéric Dux từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ) phát hiện ra rằng tất cả các điểm sáng này đều đến từ một chuẩn tinh duy nhất.

Họ cũng phát hiện ra rằng các điểm sáng mới hội tụ xung quanh một vật thể thấu kính lớn thứ hai ở xa vật thể đầu tiên hơn, đây cũng là nguyên nhân gây ra vòng Einstein mờ nhạt được nhìn thấy trong các hình ảnh gần đây hơn.

Sau khi quan sát đường cong ánh sáng của mỗi điểm sáng trong 2 năm, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một sự chậm trễ nhỏ trong thời gian cần thiết để 2 hình ảnh sao chép mờ nhất đến được với chúng ta.

Điều này cho thấy ánh sáng trong các bản sao này phải di chuyển xa hơn 4 điểm sáng khác, có thể là do ánh sáng trong các hình ảnh này đi qua các cạnh đối diện của mỗi vật thể thấu kính.

Nhóm nghiên cứu đã gọi cấu hình vũ trụ cực hiếm này là "Einstein zig-zag" vì ánh sáng từ một số điểm sáng có thấu kính kép đã chuyển động qua lại khi đi qua cả 2 vật thể thấu kính - là 2 thiên hà khổng lồ.

Phát hiện này giúp giải quyết một mối lo lắng trước đó, khi một số quan sát thiên văn gợi ý rằng các phần khác nhau của vũ trụ đang giãn nở với tốc độ khác nhau, đe dọa phá vỡ nền tảng hiểu biết về vũ trụ học.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng hiện tượng mới được xác nhận cuối cùng sẽ giúp họ tìm ra câu trả lời chính xác. Cấu hình độc đáo này sẽ cho phép các nhà thiên văn học đo chính xác cả hằng số Hubble - phản ánh tốc độ vũ trụ giãn nở - cũng như lượng năng lượng tối.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Phát hiện vật thể sáng nhất trong vũ trụ

Phát hiện vật thể sáng nhất trong vũ trụ

Một chuẩn tinh mới phát hiện phá vỡ nhiều kỷ lục, không chỉ là chuẩn tinh sáng nhất từng được quan sát, đó còn là thiên thể sáng nhất được tìm thấy.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng của NASA chụp được vật thể

Kính viễn vọng của NASA chụp được vật thể "lẽ ra không tồn tại"

Hiện ra như một bóng ma khổng lồ giữa trời, vật thể lạ lùng không tương tác với bất cứ thứ gì xung quanh nó và đánh đổ nhiều lý thuyết thiên văn.

Đăng ngày: 20/02/2025
Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km

Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km

Tín hiệu mang tên "Ánh sáng đầu tiên" chỉ mất 50 giây để đi hết chặng đường gấp 40 lần khoảng cách Trái đất - Mặt trăng để đến với Đài thiên văn Palomar ở California - Mỹ.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News