Hình ảnh đầu tiên về siêu tên lửa SLS của NASA sau khi hoàn thiện

NASA chia sẻ hình ảnh đầu tiên của tên lửa cực mạnh mang tên Hệ thống phóng không gian (SLS) dùng để chở người lên Mặt trăng.

Hôm 11/6, các kỹ sư ở Trung tâm vũ trụ Kennedy tại Florida hạ tầng lõi cao 65m giữa hai tên lửa đẩy nhỏ hơn. Đây là lần đầu tiên cả ba bộ phận chính của tên lửa được ráp lại ở cấu hình phóng. NASA lên kế hoạch phóng SLS trong chuyến bay đầu tiên cuối năm nay.


Hệ thống phóng không gian gồm tầng lõi và hai tên lửa đẩy nhiên liệu rắn. (Ảnh: NASA).

Trong nhiệm vụ mang tên Artemis-1 này, SLS sẽ đưa Orion, tàu chở người thế hệ mới của Mỹ, tới Mặt trăng. Tuy nhiên, không có phi hành gia nào trên tàu. Các kỹ sư muốn thử nghiệm cả tên lửa và tàu vũ trụ trước khi chở người năm 2023. SLS bao gồm tầng lõi khổng lồ chứa bình nhiên liệu đẩy và 4 động cơ mạnh, kèm theo hai động cơ đẩy nhiên liệu rắn (SRB) cao 54m. Chúng cung cấp phần lớn lực đẩy giúp SLS rời khỏi mặt đất trong hai phút đầu chuyến bay.

Cả tầng lõi và SRB đều cao hơn tượng Nữ thần Tự do, không tính phần bệ. Trong hai ngày 11 - 12/6, nhóm kỹ sư ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy sử dụng cần trục hạng nặng để nhấc tầng lõi, chuyển nó từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng, sau đó hạ xuống vị trí giữa hai SRB trên bệ phóng di động. Hiện nay, bệ phóng đang nằm trong Tòa nhà lắp ráp phương tiện (VAB).

Bệ phóng di động cho phép tiếp cận SLS để kiểm tra, phát hiện lỗi, bảo quản và sửa chữa. Phương tiện sẽ vận chuyển tên lửa khổng lồ tới bệ phóng. Các kiến trúc sư bắt đầu đặt SRB trên bệ phóng di động hồi tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó, tầng lõi được gắn vào giá thử nghiệm ở Mississippi, trải qua chương trình đánh giá toàn diện mang tên Green Run.

Hồi tháng 3/2021, động cơ tầng lõi khai hỏa thành công trong khoảng 8 phút, thời gian đủ để SLS bay từ mặt đất vào không gian, thử nghiệm cuối cùng và quan trọng nhất trong chương trình Green Run. Sau khi tân trang, tầng lõi được đưa tới Trung tâm vũ trụ Kennedy bằng sà lan.

Artemis-3, nhiệm vụ đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt trăng từ sau tàu Apollo 17 năm 1972, sẽ phóng sau vài năm nữa. NASA đã giao hợp đồng chế tạo tàu đổ bộ Mặt trăng thế hệ mới cho SpaceX.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 24/06/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News