Thử nghiệm bộ đồ bay cá nhân gắn hai cánh quạt
Bộ đồ bay CopterPack chạy hoàn toàn bằng điện, sử dụng hai cánh quạt lớn đường kính 90 cm để nâng một người trưởng thành lên không trung.
Startup CopterPack (Australia) công bố video thử nghiệm đầu tiên của thiết bị bay cá nhân mới chạy bằng điện, Interesting Engineering hôm 7/6 đưa tin. Đây không phải là bộ đồ bay đầu tiên trên thế giới, nhưng việc hoàn toàn sử dụng điện giúp nó sạch và an toàn hơn. Trong video, nó có vẻ rất ổn định dù hơi cồng kềnh.
Bộ đồ bay chỉ sử dụng hai cánh quạt để nâng một người trưởng thành lên khỏi mặt đất, nhóm phát triển cho biết. Mỗi cánh quạt có đường kính khoảng 90cm. Bộ đồ cũng tích hợp tính năng lái tự động tự cân bằng. Nhờ các ống làm bằng sợi carbon, hai cánh quạt được nối với một ba lô cố định gắn những viên pin phía dưới. Hai bên là hai tay cầm tiện dụng, có vẻ để điều khiển sức đẩy và hướng bay.
Ngoài video, CopterPack mới chỉ tiết lộ rất ít thông tin về thiết bị mới. Người lái có thể điều chỉnh chuyến bay nhờ xoay các cánh quạt. Bộ đồ bay cũng có khả năng tiến về phía trước, bay sang ngang và chuyển hướng dễ dàng. Nó đưa người lái lên độ cao ấn tượng mà không gặp trở ngại.
Vì chạy bằng pin, có lẽ là loại lithium-ion, nên nhiều khả năng thời gian bay không dài. Đây có thể là lý do bộ đồ gồm một chiếc ba lô cồng kềnh và hai cánh quạt lớn. Cánh quạt đường kính lớn sẽ hiệu quả hơn loại nhỏ trong trường hợp như vậy. Nếu thay pin bằng những lựa chọn hiệu quả và tích trữ được nhiều năng lượng hơn thì các phiên bản trong tương lai có thể sẽ trở nên nhỏ gọn.
Một vấn đề khác là tính an toàn của bộ đồ bay mới. Nó chỉ có hai cánh quạt, vì vậy, người lái có thể gặp nguy hiểm nếu cánh quạt hoặc cần điều khiển bị trục trặc trong lúc bay.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
