Hình dạng của các ngân hà tuỳ thuộc vào tốc độ quay
Một nhóm nhà thiên văn học Úc cho rằng, hình dạng của ngân hà tuỳ thuộc vào việc nó quay nhanh hay chậm.
Công trình nghiên cứu mới của các nhà vật lý thiên văn Úc ở Trung tâm CAASTRO cho thấy, các ngân hà hình xoắn ốc đậm quay tròn với tốc độ chậm hơn, còn các ngân hà hình xoắn ốc mảnh quay với tốc độ nhanh hơn.
Nhà nghiên cứu Danail Obreschkow ở Đại học Western Australia lưu ý rằng, từ lâu các nhà khoa học đã thảo luận nhiều về những nguyên nhân quyết định hình dạng của các ngân hà nhưng chưa thống nhất được ý kiến. Một số ngân hà có dạng đĩa rất phẳng gồm nhiều ngôi sao, những ngân hà khác lại có dạng đĩa lồi hơn hoặc thậm chí hình bán cầu. Phần lớn các công trình nghiên cứu trong thế kỷ trước đều chỉ cho biết sự đa dạng của các ngân hà trong vũ trụ, còn lần này các nhà khoa học cho biết rõ hơn về nguyên nhân của tình trạng đó: Tốc độ quay của các ngân hà xoắn là nhân tố quyết định hình dạng của chúng.
Các nhà khoa học đã khảo sát 16 ngân hà cách Trái đất từ 10 đến 50 triệu năm ánh sáng trên cơ sở những dữ liệu nghiên cứu THINGS được tiến hành ở Đài thiên văn vô tuyến (NRAO) đặt tại New Mexico. Hình dạng của ngân hà xoắn tuỳ thuộc vào tốc độ quay và kích thước vốn dần thay đổi trong hàng tỷ năm. Nhà vật lý thiên văn Obreschkow so sánh các ngân hà xoắn với con quay đàn hồi. Nếu quay ở trạng thái tĩnh thì đĩa đàn hồi khá nhỏ, còn khi quay mạnh thì đĩa đàn hồi lớn do tác động của lực ly tâm.
Nhà vật lý thiên văn Obreschkow giải thích thêm: "Ngân hà xoắn của chúng ta (Sông Ngân) có dạng hình đĩa tương đối phẳng hơi lồi mà chúng ta có thể nhân thấy trên bầu trời vào ban đêm. Vạch trắng của Sông Ngân trên trời là vạch tương đối mỏng với độ dầy tương đối ổn định, nhưng nếu nhìn thẳng vào giữa chòm sao Nhân Mã thì ta có thể thấy Sông Ngân dầy và lồi hơn".

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
