Hổ cái nổi giận trả thù, báo hoa mai phải trốn trên cây suốt 7 tiếng

Sáng ngày 25/2, các cán bộ quản lý rừng thuộc khu bảo tồn hổ Bandhavgarh ở Ấn Độ phát hiện thấy một cuộc chiến xảy ra giữa hai con hổ cái ở vùng Pator trong khu vực tuần tra. Theo Giám đốc khu bảo tồn, đây là cuộc chiến rất dữ dội, trong đó, một con hổ cái bị tấn công hung bạo.

Vô tình xâm phạm vào cuộc chiến, một con báo hoa mai đã can thiệp và giúp con hổ cái yếu thế hơn chạy trốn. Điều này khiến con hổ cái đang thắng thế trở nên tức giận. Nó quyết đuổi theo báo hoa mai tới cùng để trả thù.

"Con báo hoa mai định bỏ chạy, nhưng nó nhận thấy hổ cái đang ở rất gần nên vội vàng leo lên cây. Hổ cái ngồi ngay dưới gốc cây quan sát và gầm lên vì tức tối", một cán bộ quản lý rừng cho biết.

Hổ cái nổi giận trả thù, báo hoa mai phải trốn trên cây suốt 7 tiếng
 Báo hoa mai phải cố thủ 7 tiếng trên cây vì bị hổ cái bám đuổi. (Ảnh: Hindustan Times).

Khoảng một tiếng sau, con báo men theo thân cây để xuống dưới vì cho rằng có lẽ hổ cái đã ngủ. Nhưng ngay sau khi con vật vừa di chuyển, hổ cái đã nhảy lên và định tấn công lần nữa. Trước khi bị hổ cái vồ, con báo hoa mai vội kịp trèo lên một cái cây khác. Chuyện này lặp đi lặp lại 3 lần.

Khi thấy cuộc chạy trốn có vẻ khó khăn, báo hoa mai đã chọn một giải pháp thay thế. Nó bắt đầu "nhảy từ cành cây này sang cành cây khác", nhưng con hổ cái vẫn quyết bám theo. Mãi tới 3 giờ chiều cùng ngày, hổ cái thấy thấm mệt mới chịu bỏ đi nơi khác. Một lúc sau, báo hoa mai vội vã leo xuống dưới và chạy về hướng khác.

Về phần con hổ cái bị thương trước đó, nhân viên khu bảo tồn đã chia nhau tỏa đi các hướng để tìm kiếm. Sau hơn 2 tiếng, họ đã thấy con vật và sơ cứu giúp nó.

Hổ cái nổi giận trả thù, báo hoa mai phải trốn trên cây suốt 7 tiếng
 Một cá thể hổ trong khu bảo tồn Bandhavgarh. (Ảnh: Travel).

Vườn quốc gia Bandhavgarh với diện tích lên tới 105km2, nằm ở bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Nơi này trở thành khu bảo tồn loài hổ vào năm 1993. Nơi đây rất đa dạng sinh học, với mật độ quần thể hổ lớn và là một trong những nơi có mật độ cao nhất trên thế giới.

Hiện khu bảo tồn Bandhavgarh có ít nhất 124 cá thể hổ còn sống ở đây. Năm 2021, các nhân viên đếm được 41 con hổ non đang sinh sống. Ngoài ra, Bandhavgarh còn có quần thể lớn báo hoa mai cùng nhiều loài hươu khác nhau.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chiến dịch tiêu diệt 58 con dê núi để cứu cừu sừng lớn của Mỹ

Chiến dịch tiêu diệt 58 con dê núi để cứu cừu sừng lớn của Mỹ

Các nhà chức trách triển khai kế hoạch loại bỏ dê núi, loài xâm lấn mang bệnh nguy hiểm và cạnh tranh thức ăn với cừu sừng lớn bản địa.

Đăng ngày: 04/03/2022
Cận cảnh quá trình đẻ con của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới

Cận cảnh quá trình đẻ con của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới

Đây là loài rắn độc nặng nhất ở châu Phi.

Đăng ngày: 04/03/2022
Chó con lông màu xanh cực hiếm, 10.000 con mới có 1

Chó con lông màu xanh cực hiếm, 10.000 con mới có 1

Chủ nhân của đàn chó ngỡ ngàng khi phát hiện ra trong đàn có một con lông xanh, giống như màu da công chúa Fiona trong phim hoạt hình " Shrek".

Đăng ngày: 04/03/2022
Lần đầu tiên ghi nhận nhện góa phụ giả bắt và ăn thịt dơi

Lần đầu tiên ghi nhận nhện góa phụ giả bắt và ăn thịt dơi "khủng"

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ghi nhận nhện góa phụ đen bắt và ăn thịt dơi muỗi lớn gấp nhiều lần ở hạt Shropshire.

Đăng ngày: 03/03/2022
Chim thợ dệt tấn công rắn độc để bảo vệ tổ

Chim thợ dệt tấn công rắn độc để bảo vệ tổ

Bầy chim thợ dệt trưởng thành hợp sức bao vây rắn boomslang cực độc nhằm ngăn kẻ thù tới gần chim non trong tổ.

Đăng ngày: 03/03/2022
Linh dương ngoan cường, khiến báo săn cúi đầu sau pha tranh đấu nghẹt thở

Linh dương ngoan cường, khiến báo săn cúi đầu sau pha tranh đấu nghẹt thở

Bị cuốn vào trận chiến với 3 con báo săn háu đói, song linh dương vẫn chống trả một cách quyết liệt và thậm chí còn đẩy báo vào cảnh " sống dở chết dở".

Đăng ngày: 03/03/2022
Giải mã sinh vật được cho là

Giải mã sinh vật được cho là "thuồng luồng", toàn thân bao phủ lớp lông xanh rêu

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một video về một sinh vật được bao phủ bởi một lớp 'lông' màu xanh rêu đang bơi lội một cách uyển chuyển trong nước.

Đăng ngày: 02/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News