Hóa ra đây là lý do người trẻ bị già trước tuổi

Một nghiên cứu đã chỉ ra lý do rất thường gặp trong cuộc sống thường ngày khiến người trẻ cảm thấy bản thân già hơn tuổi.

Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Mental Health Science, Shevaun Neupert, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bắc Carolina, cùng cộng sự đã thu thập dữ liệu từ 107 người độ tuổi 18-36.

Hóa ra đây là lý do người trẻ bị già trước tuổi
Người trẻ hiện nay gặp nhiều yếu tố gây căng thẳng mỗi ngày, điều khiến họ đôi khi cảm thấy bản thân "già hơn". (Ảnh: Orlando Thrive Therapy).

Người tham gia được theo dõi trong 8 ngày, từ đó đánh giá mức độ căng thẳng trong cuộc sống. Họ sẽ cảm nhận và nhìn bản thân giống bao nhiêu tuổi vào mỗi ngày, cũng như họ cảm thấy mình đang có thể làm chủ cuộc sống bản thân ở mức nào, Newsweek đưa tin ngày 6/3.

“Điểm mấu chốt là những ngày người tham gia có mức độ căng thẳng cao hơn bình thường, họ cũng cảm thấy mình già hơn. Tình trạng này cũng chỉ diễn ra khi họ cảm thấy khó kiểm soát những chuyện trong cuộc sống hơn so với ngày thường”, bà Neupert nói.

Mức độ căng thẳng mãn tính có thể gây nhiều hậu quả cho cả sức khỏe tinh thần và thể chất, bao gồm lo âu, trầm cảm, bệnh tim mạch, hen suyễn và đái tháo đường.

Căng thẳng cũng có thể dẫn đến mệt mỏi mãn tính, béo phì, các vấn đề về tiêu hóa và rối loạn hệ miễn dịch. Những tình trạng này đều khiến mỗi người cảm thấy già hơn so với tuổi thực tế.

“Đã có những nghiên cứu nói rằng căng thẳng khiến người lớn cảm thấy già đi, hay những tài liệu chỉ ra khi người già cảm thấy vậy, điều đó có thể liên quan đến nhiều hệ lụy sức khỏe”, giáo sư tâm lý học Shevaun Neupert cho biết.

Vị giáo sư nhận định chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng này ở độ tuổi dưới 30. Do đó, hiểu sâu về vấn đề căng thẳng ở mọi độ tuổi có thể giúp đưa ra những phương pháp bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần.

Dù kết quả nghiên cứu trên mang tính chủ quan, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra suy nghĩ về “tuổi tâm hồn” - được hiểu là mỗi người sẽ cảm nhận họ trẻ hơn hay già hơn tuổi thực tế - có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, hiệu suất nhận thức hay các triệu chứng trầm cảm.

Kết quả cũng cho thấy: Tâm lý tin tưởng bản thân có thể làm chủ được cuộc sống cũng góp phần chống lại một số tác động tiêu cực từ những yếu tố gây căng thẳng hàng ngày.

"Nghiên cứu này có thể đúng thời điểm, khi các nhà nghiên cứu nhận thấy mức độ căng thẳng cao hơn ở người trẻ hiện nay, khi so với những người thế hệ trước thời còn trẻ", bà Neupert nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã chế độ ăn kiêng bằng chuối gây sốt mạng xã hội

Giải mã chế độ ăn kiêng bằng chuối gây sốt mạng xã hội

Chế độ ăn kiêng Asa gây sốt mạng xã hội cho phép người thực hiện ăn lượng chuối tùy thích vào buổi sáng, ngừng lại khi đã no khoảng 80%.

Đăng ngày: 11/03/2024
Loại củ mọc dại nhưng được ví như

Loại củ mọc dại nhưng được ví như "vị thuốc của phổi", bồi bổ cơ thể không kém nhân sâm

Loại củ mọc dại này có tác dụng dưỡng sức khoẻ như nhâm sâm nếu biết dùng.

Đăng ngày: 11/03/2024
Cồn nội sinh và cồn do bia rượu khác nhau thế nào?

Cồn nội sinh và cồn do bia rượu khác nhau thế nào?

Cồn nội sinh do cơ thể tự sinh ra, khác gì so với cồn do uống rượu bia? Nếu test độ cồn dương tính thì có coi là vi phạm luật giao thông?

Đăng ngày: 11/03/2024
Thứ ngọt ngào là

Thứ ngọt ngào là "thần dược" bổ phổi, ngừa ung thư: Có rất nhiều ở Việt Nam mà ít người biết để dùng

Đây là một vị thuốc trong Đông y dùng để chữa trị nhiều bệnh. Khoa học hiện đại đã chứng minh nó có tác dụng ngừa ung thư.

Đăng ngày: 10/03/2024
Thứ ngọt gấp 300 lần so với đường mía nhưng lại giúp ổn định đường huyết

Thứ ngọt gấp 300 lần so với đường mía nhưng lại giúp ổn định đường huyết

Có một số loại đường không những không gây tăng đường huyết mà còn tốt cho sức khỏe. Đường cỏ ngọt là một trong số đó.

Đăng ngày: 09/03/2024
Các nhà khoa học vừa tìm ra bí mật của virus cúm

Các nhà khoa học vừa tìm ra bí mật của virus cúm

Các nhà khoa học vừa phát hiện những kháng thể hiếm có thể tiếp cận " vùng tối" của virus cúm, tạo cơ sở cho những cải tiến phương pháp điều trị.

Đăng ngày: 09/03/2024
Nguồn gốc của nỗi sợ hãi và chứng cuồng loạn

Nguồn gốc của nỗi sợ hãi và chứng cuồng loạn

Nếu ám ảnh sợ hãi là sự thôi thúc phải né tránh gì đó, thì cuồng loạn lại là sự thôi thúc chúng ta phải làm gì đó.

Đăng ngày: 08/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News