Hóa thạch tại Greenland cảnh báo mối đe dọa từ nước biển dâng

Trong quá khứ, Greenland đã từng tồn tại đúng như tên gọi "Vùng đất xanh tươi". Đó là kết luận được các nhà khoa học công bố ngày 5/8 trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ.

Kết luận này cũng chỉ ra rằng việc mực nước biển toàn cầu dâng cao do tình trạng biến đổi khí hậu có thể gây tác động lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta từng hình dung. 

Các nhà khoa học đã phát hiện tàn tích thực vật và côn trùng bên dưới lõi băng GISP2 sâu 3km được khoan tại trung tâm Greenland vào năm 1993. Đây được xem là bằng chứng rõ ràng nhất từ trước đến nay rằng gần như toàn bộ vùng lãnh thổ rộng lớn này đã từng xanh tươi trong 1 triệu năm, khi nồng độ carbon trong khí quyển thấp hơn nhiều so với ngày nay.


Hoa được chụp trên đảo Kulusuk, Greenland. (Ảnh: AFP).

Mặc dù đá và băng của Greenland đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng chưa từng có nhà khoa học nào tìm hiểu về những hóa thạch trong lớp băng hoặc hỗn hợp trầm tích ở đáy GISP2. Ông Paul Bierman - Giáo sư Khoa học môi trường tại trường Đại học Vermont (Mỹ), đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu trên - đã cùng các cộng sự phát hiện trong hóa thạch ở đáy GISP2 có gỗ liễu, bào tử từ rêu gai, nấm, mắt của côn trùng và hạt anh túc. Đây đều là những chỉ dấu về một hệ sinh thái lãnh nguyên sống động.

Theo ông Bierman, nếu băng tại trung tâm Greenland tan chảy, điều này cũng gần như chắc chắn rằng băng sẽ có thể biến mất trên khắp phần còn lại của Greenland, "tiếp đà" cho nền nhiệt vốn đang tăng cao của Trái đất do con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Ông cảnh báo: "Nếu khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch không giảm mạnh, lớp băng của Greenland có thể tan chảy gần như hoàn toàn trong vòng từ vài thế kỷ đến vài thiên niên kỷ tới. Điều này sẽ khiến mực nước biển dâng cao khoảng 7 mét, xóa sổ các thành phố ven biển trên thế giới và hàng trăm triệu người trên khắp thế giới sẽ mất nơi sinh sống". 

Công trình nghiên cứu của ông Bierman và các cộng sự dựa trên hai phát hiện quan trọng gần đây. Năm 2016, các nhà khoa học đã xem xét phần móng kết tinh trầm tích của GISP2, sử dụng phóng xạ để xác định niên đại, theo đó ước tính phần móng này có thể không quá 1,1 triệu năm tuổi. Mô hình của họ cũng cho thấy nếu xảy ra băng tan tại GISP2, thì 90% phần còn lại của Greenland sẽ không còn băng.

Tuy nhiên, phát hiện này gây tranh cãi do từng có quan điểm cho rằng Greenland là một pháo đài băng không thể xuyên thủng trong vài triệu năm qua.

Sau đó, vào năm 2019, ông Bierman và một nhóm cộng sự quốc tế đã kiểm tra lại một lõi băng khác, lần này được lấy từ Trại Century - một căn cứ quân sự bỏ hoang của Mỹ gần bờ biển Greenland vào những năm 1960. Họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng tại đây không chỉ chứa trầm tích mà còn chứa lá và rêu. Các kỹ thuật tiên tiến đã giúp họ xác định niên đại trầm tích là 416.000 năm trước.

Việc phát hiện vật chất hữu cơ trong lõi băng gần bờ biển đã thúc đẩy ông Bierman quay trở lại GISP2 để tìm kiếm vật liệu tương tự và kết quả nghiên cứu mới nhất đã xác nhận một cách rõ ràng những gì các nhà khoa học đã suy luận trước đó thông qua các mô hình và tính toán.

Nhà khoa học này khẳng định: "Băng chắc hẳn đã biến mất, vì nếu không sẽ không có thực vật, không có côn trùng và không có nấm đất. Bây giờ chúng ta biết chắc chắn rằng băng đã biến mất không chỉ ở Trại Century mà còn ở GISP2 ngay tại trung tâm của tảng băng. Bây giờ chúng ta biết toàn bộ tảng băng dễ bị tan chảy".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Đăng ngày: 12/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News