Hơn 7.000 tia sét dội xuống Hà Nội đo bằng cách nào?
Theo chuyên gia khí tượng thủy văn, việc thống kê các cú sét nhờ vào mạng lưới định vị được thiết kế, phân tích, phân phối số liệu theo thời gian thực.
Từ 6h đến 9h ngày 5/6, hơn 10.200 tia sét xuất hiện trên bầu trời Hà Nội, trong đó hơn 7.000 tia đánh xuống mặt đất, theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Trung bình, cứ 10 phút có hơn 470 cú sét đánh xuống đất. Trong đó khung 7h40 đến 8h50 sét đánh mạnh nhất. Khu vực Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa xuất hiện sấm, sét dày đặc.
Bản đồ thống kê nhanh từ 6h-9h tại khu vực Hà Nội và một phần lãnh thổ các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên (dải mây gây ra sét trong sáng hôm qua). (Nguồn: Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn quốc gia)
Ông Nguyễn Đức Phương, Trưởng phòng Rada thời tiết, Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết hiện nay Việt Nam có mạng lưới gồm 18 trạm định vị sét. Mạng lưới này được kết nối với hệ thống định vị sét quốc tế, được thiết kế để phát hiện, định vị, phân tích, hiển thị, lưu trữ và phân phối số liệu theo thời gian thực các sự kiện sét trong mây và xuống mặt đất (CG) và trong mây (IC). Hiện tại mạng lưới có các đầu đo có thể phát hiện được sét trong dải từ 400-600 km. Như vậy ngoài khu vực đất liền của Việt Nam, các trạm định vị sét có thể phát hiện cả sét trên biển và khu vực gần biên giới các nước lân cận.
"Với một khoảng không gian rộng như trên, việc thống kê được 400 cú sét đánh xuống đất trong vòng 10 phút hoàn toàn có thể xảy ra", theo ông Phương.
Cụ thể nếu thống kê cho khu vực, các chuyên gia cần chọn theo kinh vĩ độ để xác định số lượng sét xảy ra tại khu vực đó trong khoảng thời gian nhất định. Thống kê nhanh từ 6 giờ đến 9 giờ tại Hà Nội và một phần lãnh thổ các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên (dải mây gây ra sét trong sáng qua) cho thấy lúc 6-7h, có hơn 3.500 tia sét trên bầu trời Hà Nội, trong đó hơn 2.300 tia đánh xuống đất. Khoảng 7-8h, hơn 4.000 tia sét hình thành thì gần 2.900 tia dội xuống đất. 8-9h có hơn 2.600 tia sét thì hơn 1.800 dội xuống mặt đất. Đến 9h-9h30, tổng số sét còn hơn 290 với gần 130 tia dội xuống đất.
Sét đánh xuống Hà Nội cuối tháng 8/2022. (Ảnh: Vũ Anh).
So sánh với các đợt mưa giông, sấm sét gần đây ở miền Bắc, ông đánh giá số tia sét ở Hà Nội không phải bất thường. Gần nhất vào 15-18h ngày 19/5 tại khu nam đồng bằng Bắc Bộ (trọng tâm tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam), bầu trời xuất hiện hơn 107.000 tia sét, trong đó gần 40.000 tia sét đánh xuống mặt đất. Lúc 17-19h ngày 30/5, bầu trời Yên Bái xuất hiện 11.980 tia sét, trong đó hơn 3.700 tia đánh xuống đất. Như vậy "với số lượng sét tại Hà Nội với 475 cú/10 phút là hoàn toàn bình thường khi so sánh với 2 đợt trên", ông Phương nói.
Ông Phương cho biết thêm, Trung tâm Mạng lưới Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn quốc gia đang vận hành hệ thống mạng lưới phát hiện, định vị, sét hiển thị website hymetnet.gov.vn. Trang web này có thể thực hiện việc theo dõi liên tục các thông tin về sét và rada thời tiết. "Người dân có thể theo dõi các cảnh báo nguy cơ sét trên trang web và các vùng cảnh báo phản hồi vô tuyến mây của rada thời tiết, đồng thời tham khảo để phòng, tránh các rủi ro do do giông sét gây ra".
Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Số ngày giông trung bình của Việt Nam là 100, số giờ trung bình là 250 giờ mỗi năm. Cả nước mỗi năm hứng chịu tới 2 triệu cú sét. Tần suất sét lớn hơn ở vùng núi, vùng trung du phía Bắc và đồng bằng Nam Bộ. Giông sét thường xuất hiện vào tháng 5-6 ở miền Bắc. Hiện Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng rãnh áp thấp trục 23-25 độ vĩ bắc nên từ sáng qua đến nay xuất hiện mưa giông.

Gió mùa hạ là gì?
Khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?
Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

Một số biện pháp phòng chống sét đánh
Hiện đang vào mùa mưa giông ở Việt Nam vì vậy hiện tượng sét đánh thường xuyên xảy ra rất dễ gây nguy hiểm cho chúng ta.

Bí mật đằng sau công nghệ gây mưa nhân tạo của Arab Saudi: Bước đột phá về thời tiết!
Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trên thế giới, đang chuyển sang kỹ thuật gieo mây gây mưa nhân tạo để làm tăng lượng mưa.

Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?
Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống.

Dòng sông bẩn nhất thế giới đã được cứu thế nào?
Các quốc gia tìm mọi cách cứu lấy những dòng sông và đại dương vốn đã "chết", hồi sinh chúng khỏi thảm họa sinh thái.
