Hòn đảo Canada bị ngựa hoang tàn phá

Các nhà sinh vật học cho rằng những con ngựa trên đảo Sable đang phá hủy đa dạng sinh thái hiếm gặp trên hòn đảo ngoài khơi Nova Scotia.

Trên mảnh đất hình trăng lưỡi liềm mỏng ở ngoài khơi tỉnh Nova Scotia ở Đại Tây Dương, hàng trăm con ngựa chạy tự do, phi nước đại dọc theo đụn cát nhấp nhô, bộ lông màu hạt dẻ của chúng nổi bật trên nền cát trắng và biển xanh, theo Guardian.

Hòn đảo Canada bị ngựa hoang tàn phá
Đàn ngựa được một thương nhân đưa đến đảo Sable từ thế kỷ 18. (Ảnh: Wirestock).

Mỗi năm, Viện đảo Sable thường cử tình nguyện viên thống kê số ngựa chết trong hai tuần và gửi dữ liệu tới cơ quan Công viên Canada. Số lượng ngựa tăng vọt từ 250 con vào năm 1961 lên kỷ lục 591 con năm ngoái. Các nhà sinh vật học lo ngại những con ngựa đang phá hủy đa dạng sinh thái hiếm gặp của hòn đảo.

"Từ quan điểm phúc lợi động vật, chúng sống ngoài môi trường phù hợp và bị ảnh hưởng nhiều. Tỷ lệ ngựa chết mỗi năm rất cao. Chúng cũng mắc nhiều bệnh hoặc thiếu khả năng tiếp cận nơi trú ẩn, nước uống trong lành và thức ăn chuẩn. Đó là quần thể động vật bị bỏ rơi đang chịu áp lực lớn", Ian Jones, giáo sư sinh vật học ở Đại học Memorial tại Newfoundland, cho biết.

Đảo Sable chỉ rộng 31km2 nổi tiếng với địa hình gồ ghề và điều kiện hiểm trở. Những doi cát trải dài, sương mù dày đặc và thủy triều mạnh quanh đảo làm đắm hơn 350 con tàu từ cuối thế kỷ 16. Theo các chuyên gia, đàn ngựa được một thương nhân Boston đưa lên đảo vào những năm 1700 cùng với lợn, cừu, và gia súc. Bất chấp môi trường khắc nghiệt, chúng sống sót lâu nhất, sinh tồn nhờ cỏ và những ao nước ngọt.

Trong vài thập kỷ qua, số lượng ngựa chậm rãi tăng dần. Nơi sinh sống biệt lập có nghĩa chúng phân hóa về mặt di truyền hơn so với các quần thể khác. Đàn ngựa cũng rất ít tiếp xúc với con người, biến chúng thành chủ đề thú vị cho giới nghiên cứu.

Vào thập niên 1950, chính phủ Canada lên kế hoạch chuyển những con ngựa tới làm việc ở mỏ than đá hoặc để giết mổ. Một chiến dịch công cộng đã thu hút sự chú ý của cộng đồng với đàn ngựa. Thủ tướng Canada khi đó là John Diefenbaker đã sửa đổi đạo luật và và chỉ đạo bảo vệ đầy đủ đàn ngựa.

Cơ quan Công viên Canada đang cân nhắc coi đàn ngựa như loài tự nhiên hóa bởi chúng đã ở trên đảo đủ lâu và trở thành một phần của hệ sinh thái.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng nghìn con chim di cư đâm vào tòa nhà ở Chicago

Hàng nghìn con chim di cư đâm vào tòa nhà ở Chicago

Gần 1.000 con chim đã chết trong đêm sau khi đâm vào cửa của Trung tâm McCormick Place Lakeside.

Đăng ngày: 09/10/2023
Nông dân Australia bắt được

Nông dân Australia bắt được "quái vật" hơn 100 năm chưa từng xuất hiện và từng được cho là đã tuyệt chủng

Loài này được cho là đã tuyệt chủng ở Nam Úc và không có ghi chép chính thức nào trong khoảng hơn 100 năm qua.

Đăng ngày: 09/10/2023
Đang vào rừng ngắm cây, người đàn ông bất ngờ gặp “chim thần” 155 năm mới xuất hiện

Đang vào rừng ngắm cây, người đàn ông bất ngờ gặp “chim thần” 155 năm mới xuất hiện

Nhiều người sau khi biết “chim thần” xuất hiện đã đổ xô tới hòn đảo để có cơ hội chiêm ngưỡng sinh vật này trước khi nó bay mất.

Đăng ngày: 08/10/2023
Kỷ lục Guiness ghi nhận chim cánh cụt mang hàm Thiếu tướng

Kỷ lục Guiness ghi nhận chim cánh cụt mang hàm Thiếu tướng

Nils Olav III là một chú chim cánh cụt hoàng đế, 21 tuổi, sống tại Vườn thú Edinburgh, đã được thăng chức Thiếu tướng vào đầu năm nay.

Đăng ngày: 07/10/2023
Trung Quốc huy động gấp gần 3 triệu con gà để tiêu diệt loài côn trùng gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm

Trung Quốc huy động gấp gần 3 triệu con gà để tiêu diệt loài côn trùng gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm

Loài vật xâm lấn với quy mô hơn 200 con/m2, gây thiệt hại 100 tỷ đồng mỗi năm. Điều này khiến Trung Quốc gấp rút huy động gần 3 triệu con gà. Đó là loài vật gì?

Đăng ngày: 07/10/2023
Gấu trúc có thể bị

Gấu trúc có thể bị "jet lag"?

Những con gấu trúc khổng lồ sống trong điều kiện nuôi nhốt có thể bị " chứng jet lag" nếu đồng hồ sinh học của chúng không phù hợp với môi trường.

Đăng ngày: 07/10/2023
Động vật ở châu Phi sợ tiếng nói con người hơn cả sư tử

Động vật ở châu Phi sợ tiếng nói con người hơn cả sư tử

Các bản ghi âm giọng nói của con người khiến động vật hoang dã ở Công viên quốc gia Greater Kruger (Nam Phi) sợ hãi hơn cả tiếng gầm của sư tử, thậm chí là tiếng súng.

Đăng ngày: 06/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News