Hòn đảo ở Bồ Đào Nha hứng chịu 1.100 trận động đất trong vòng 48 giờ
Khoảng 1.100 trận động đất nhỏ đã làm rung chuyển hòn đảo núi lửa nằm giữa Đại Tây Dương của Bồ Đào Nha trong vòng chưa đầy 48 giờ.
Theo trang The Guardian (Anh), hôm 21/3, ông Rui Marques - Giám đốc Trung tâm Giám sát núi lửa Civisa thuộc quần đảo Azores - cho biết nhiều trận động đất có cường độ từ 1,9 đến 3,3 đã xảy ra trên đảo São Jorge từ chiều ngày 19/3. Cho đến nay, các trận động đất không gây thiệt hại nào về người và tài sản.
Bãi biển ở Angra do Heroismo trên quần đảo Azores. (Ảnh: Reuters)
Giới chức cho biết các trận động đất xảy ra dọc theo khe nứt núi lửa Manadas trên đảo. Ngọn núi lửa này phun trào lần cuối vào năm 1808. Trước những nguy cơ tiềm ẩn, ông Luis Silveira, Thị trưởng thành phố Velas, đã kích hoạt kế hoạch khẩn cấp khi các chuyên gia đánh giá hàng nghìn trận động đất nhỏ này là một cuộc khủng hoảng địa chấn.
Sāo Jorge, một trong 9 hòn đảo thuộc quần đảo Azores, là nơi sinh sống của khoảng 8.400 dân. Đây là một phần trung tâm của quần đảo, bao gồm các điểm du lịch nổi tiếng như Faial và Pico.
Bản đồ vệ tinh cho thấy hoạt động địa chấn tại đảo Sāo Jorge. (Ảnh: Reuters)
Hoạt động địa chấn bất thường này gợi nhớ đến các trận động đất xảy ra trước khi núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma phun trào vào năm ngoái. Khu vực này cách Azores khoảng 1.400km về phía đông nam. Trong 85 ngày, vụ phun trào đã phá hủy hàng nghìn tài sản và hoa màu.
Ông Marques nói với hãng thông tấn Lusa: “Vẫn chưa thể biết mô hình hoạt động của cơn địa chấn này. Tuy nhiên, Civisa đã thiết lập thêm 2 trạm quan trắc địa chấn trên đảo và đo khí trong đất, một chỉ số hoạt động của núi lửa”.
Cơ quan Bảo vệ dân sự đảo Sāo Jorge cũng đã liên hệ với các thị trưởng và đơn vị cứu hỏa tại địa phương, yêu cầu giữ cảnh giác và hỗ trợ người dân trong trường hợp cần thiết. Đồng thời, các quan chức cũng kêu gọi người dân bình tĩnh, cập nhật thông tin và thực hiện khuyến nghị của cơ quan chức năng.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
