Indonesia quyết xây bức tường biển khổng lồ để cứu thủ đô

Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng ông muốn khẩn trương xây dựng bức tường biển khổng lồ xung quanh Jakarta để ngăn nó chìm xuống biển.

Tổng thống Joko Widodo và chính phủ của ông đang phải "chạy đua với thời gian" khi các chuyên gia dự đoán rằng với tốc độ hiện tại, một phần ba Jakarta có thể bị nhấn chìm vào năm 2050.

Cuộc khủng hoảng hiện sinh mà thủ đô của Indonesia đang phải đối mặt là đỉnh điểm của nhiều thập kỷ phát triển không ngừng, kết quả của việc không tuân thủ quy hoạch đô thị và sai lầm của các quan chức, những người đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích chung.

Indonesia quyết xây bức tường biển khổng lồ để cứu thủ đô
Người Indonesia đi bộ gần bức tường biển ngăn nước ngập ở Jakarta. (Ảnh: AP).

Do thiếu mạng lưới đường ống nước toàn diện, các doanh nghiệp và hộ gia đình đã tự ý khai thác nước ngầm ồ ạt - nguyên nhân chủ yếu gây sụt lún ở phía bắc Jakarta, nơi sinh sống của vài triệu người.

Tại khu vực này, đất sụt lún với tốc độ "chóng mặt", lên đến 10cm mỗi năm (tức 1m trong 10 năm), cùng với mực nước biển dâng cao do Trái Đất đang nóng lên, đây sẽ là vấn đề nghiêm trọng trong vài thập kỷ tới.

Tổng thống Widodo hôm 26/7 khẳng định đã đến lúc xúc tiến việc xây bức tường biển, một dự án mà chính phủ đã xem xét từ một thập kỷ trước.

"Dự án khổng lồ này cần được hoàn thiện nhanh chóng để ngăn Jakarta chìm xuống dưới biển", ông nói.

Tổng thống cho biết ông quyết tâm thúc đẩy các dự án và cải cách trọng điểm, ngay cả khi chúng không được lòng dân, theo South China Morning Post.

Indonesia quyết xây bức tường biển khổng lồ để cứu thủ đô
Tổng thống Indonesia Joko Widodo quyết tâm xây dựng bức tường biển khổng lồ xung quanh Jakarta để ngăn nó chìm xuống biển. (Ảnh: South China Morning Post).

Ông Widodo cũng đề cập đến các kế hoạch đầy tham vọng khác cho Jakarta, đại đô thị đông đúc, ô nhiễm vốn chỉ có sức chứa 10 triệu người, nay đã phình to gấp ba lần con số đó.

Jakarta được coi là một trong những thành phố chìm nhanh nhất thế giới, kết quả của địa lý không thuận lợi và sự quản lý sai lầm.

Thành phố nằm trên mặt đất sình lầy với 13 con sông bị ô nhiễm nặng chạy qua. Nguyên nhân chính khiến nó bị chìm là do khai thác quá mức nước ngầm. Hơn nữa, trọng lượng của các tòa nhà cao tầng được xây dựng trong những năm gần đây cũng gia tăng "sức ép" lên mặt đất.

Heri Andreas, nhà khoa học Trái Đất tại Học viện Công nghệ Bandung của Indonesia, cho biết tại một số khu vực phía bắc Jakarta, nơi mặt đất vốn thấp hơn mực nước biển từ 2-4 m, nay lại chìm xuống khoảng 20cm mỗi năm.

"Jakarta đang lún xuống", Andreas, một chuyên gia về đo đạc hình dạng Trái Đất, nói. "Nếu tiếp tục bị sụt lún với tốc độ tương tự, 95% phía bắc Jakarta sẽ chìm dưới nước vào năm 2050".

Ông cho biết khi đó nước sẽ nhấn chìm khoảng 1/3 thành phố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Australia

Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Australia

Thiên tai như bão, tố lốc, hạn hán và sóng nhiệt đã phá hủy gần 50% hệ sinh thái biển tại Australia, nhiều nơi sự sống tự nhiên không thể hồi phục.

Đăng ngày: 29/07/2019
Bắc Cực đang bốc cháy cực mạnh và đám cháy ấy lớn đến mức nhìn thấy được từ ngoài vũ trụ

Bắc Cực đang bốc cháy cực mạnh và đám cháy ấy lớn đến mức nhìn thấy được từ ngoài vũ trụ

Đám cháy rộng đến 100.000ha, trở thành một trong những vụ hỏa hoạn lớn nhất thế giới. Nó đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng và cực kỳ khó lường.

Đăng ngày: 27/07/2019
Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng: Xuất hiện hồ nước mới hình thành trên dãy Alps

Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng: Xuất hiện hồ nước mới hình thành trên dãy Alps

"Tôi đã lên đó rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ thấy nước ở trên đó cả!", một nhà leo núi bày tỏ.

Đăng ngày: 25/07/2019
Trồng đủ 1000 tỷ cây xanh, chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu

Trồng đủ 1000 tỷ cây xanh, chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu

"Trồng rừng là giải pháp đơn giản nhất để đối phó với biến đổi khí hậu. Và đó cũng là giải pháp hiệu quả nhất", tác giả nghiên cứu Thomas Crowther, nhà sinh thái học đến từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ cho biết.

Đăng ngày: 23/07/2019
Phủ tuyết nhân tạo có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lở băng

Phủ tuyết nhân tạo có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lở băng

Ngăn chặn nguy cơ dải băng ở Tây Nam Cực trượt ra đại dương và nhấn chìm các thành phố ven biển bằng cách phủ

Đăng ngày: 23/07/2019
Trái đất đã bao giờ nóng giống như bây giờ chưa?

Trái đất đã bao giờ nóng giống như bây giờ chưa?

Bạn có bao giờ đi du lịch ở Bắc Cực bao giờ chưa? Cảm giác ngoài trời lạnh âm độ C như thế nào? Nhưng có lẽ nếu bạn sống vào thời điểm cách đây 56 triệu năm trước, bạn có thể sẽ có cảm nhận khác.

Đăng ngày: 19/07/2019
Bão Danas và áp thấp nhiệt đới gây rủi ro thiên tai cấp 3 ở Biển Đông

Bão Danas và áp thấp nhiệt đới gây rủi ro thiên tai cấp 3 ở Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên biển đang có cơn bão Danas và áp thấp nhiệt đới mới hình thành, gây rủi ro thiên tai cấp 3 trên vùng Đông Bắc Biển Đông.

Đăng ngày: 18/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News