Isaac Newton phát minh ra lỗ mèo chui thế nào?

Là một người luôn quan tâm đến mọi thứ diễn ra xung quanh, Isaac Newton thích sử dụng trí tuệ lỗi lạc của mình để giải quyết những vấn đề dù là rất nhỏ.

Sinh ra là con trai của một người nông dân ít học, Newton kết thúc cuộc đời là một nhà thông thái, một bậc thầy nổi tiếng về thiên văn học, hóa học, toán học, vật lý học.


Lỗ mèo chui ngày nay là sản phẩm từ một phát minh thiên tài của Newton. (Ảnh: Getty).

Chính sự tò mò với những điều diễn ra xung quanh đã giúp ông giải quyết từ những vấn đề nhỏ như mèo đi tiểu trên thảm, hay vĩ đại hơn là mục đích cuối cùng của loài người trong vũ trụ.

Là một người chưa từng kết hôn, và cũng ít kết giao với bạn bè, Newton luôn dành tình cảm đặc biệt với chó, mèo. Một số nhà sử học đương đại cho rằng ông là một người yêu động vật, và từng nuôi nhiều thú cưng trong suốt cuộc đời.

Thế nhưng việc nuôi động vật trong lúc tập trung nghiên cứu khoa học lại là một vấn đề nan giải.

Chuyện kể rằng tại Đại học Cambridge, các thí nghiệm của Newton đã liên tục bị gián đoạn do lũ mèo của ông không ngừng cào vào cửa văn phòng. Newton khi ấy vô cùng bực mình, nhưng ông lại không muốn di chuyển lũ mèo sang một khu vực khác.

Rốt cuộc, ông nhờ một người thợ mộc khoét 2 lỗ trên cửa, với một lỗ lớn dành cho mèo mẹ, và một lỗ nhỏ. Điều thú vị là Newton lúc ấy đã không hề nhận ra rằng con mèo con cũng sẽ chui qua lỗ lớn cùng với mẹ của nó, chứ không hề bận tâm đến cái lỗ nhỏ.

Dẫu vậy, lỗ mèo chui với thiết kế tương tự vẫn phổ biến cho đến tận ngày nay, và được biết đến như một phát minh thú vị của thiên tài người Anh.

Cũng có câu chuyện kể rằng con mèo của Newton đã liên tục phá hỏng các thí nghiệm cảm quang của ông khi nó mở cửa và để ánh sáng lọt vào.

Nhà phát minh người Anh quyết định khoét một lỗ trên cửa, và phủ một tấm vải lên đó. Sau này ông thay tấm vải bằng một tấm gỗ nhỏ, và chú mèo dường như rất thoải mái với chiếc cửa này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Đăng ngày: 15/02/2025
Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ v&agrave

Đăng ngày: 11/02/2025
Giấy - Ra đời và phát triển

Giấy - Ra đời và phát triển

Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Đăng ngày: 11/02/2025
Những sáng chế thay đổi thế giới của người trẻ dưới 20 tuổi

Những sáng chế thay đổi thế giới của người trẻ dưới 20 tuổi

Dù còn rất trẻ và thậm chí chưa 20 tuổi, nhưng những nhà sáng chế nhí vẫn có thể thay đổi thế giới bằng các sáng tạo của mình.

Đăng ngày: 08/02/2025
Van Tesla: Phát minh của vị thiên tài 100 năm về trước bỗng đầy giá trị ở thời điểm hiện tại

Van Tesla: Phát minh của vị thiên tài 100 năm về trước bỗng đầy giá trị ở thời điểm hiện tại

Trong số những phát minh của thiên tài Nikola Tesla, có rất nhiều thứ đã bị lãng quên hoặc con người chưa thể ứng dụng một cách hợp lý.

Đăng ngày: 05/02/2025
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới

Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới

Dưới đây là một vài phát minh đáng kinh ngạc nhất mà hẳn bạn sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu của nó.

Đăng ngày: 04/02/2025
Bắn 15 mũi tên trong 10 giây: Đây là vũ khí đáng sợ do Gia Cát Lượng phát minh

Bắn 15 mũi tên trong 10 giây: Đây là vũ khí đáng sợ do Gia Cát Lượng phát minh

Nỏ liên hoàn của Gia Cát Lượng có thể bắn tới 15 mũi tên trong 10 giây, trở thành vũ khí đáng sợ trên các chiến trường của Trung Quốc thời cổ đại.

Đăng ngày: 29/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News