Israel phát minh công nghệ nhìn xuyên tường

Thiết bị "nhìn xuyên tường" từ xa dự kiến được công bố lần đầu trong triển lãm quân sự tại Paris vào tuần tới.

Camero-Tech, thành viên của SK Group, là một công ty chuyên về các giải pháp “chụp ảnh xuyên tường” dựa trên UWB (băng thông siêu rộng). Hãng mới công bố Xaver LR40 (XLR40), hệ thống di động có thể nhận biết các vật thể sống sau các bức tường cách xa hơn 50 mét.

Theo J Post, thiết bị nhẹ cân này có thể xác định chính xác sự hiện diện và số lượng vật thể di chuyển sau tường trong thời gian thực.

Israel phát minh công nghệ nhìn xuyên tường
Hệ thống XLR40 mới của công ty Camero-Tech. (Ảnh: Jerusalem Post).

XLR40 thuộc dòng sản phẩm hình ảnh di động được Camero-Tech thương mại hóa gần đây. Bên cạnh XLR40, công ty cũng đang rao bán XLR80 - hệ thống lớn hơn và thậm chí mạnh hơn có thể phát hiện các vật thể sống cách xa hơn 100 mét.

“Chúng tôi tự hào giới thiệu hệ thống XLR40 lần đầu tiên, một mảnh ghép của dòng thiết bị hệ thống tầm xa của chúng tôi. Có rất nhiều cách để tận dụng các hệ thống XLR, chẳng hạn như đặt chúng bên trong một phương tiện di chuyển từ nơi này sang nơi khác; ẩn sau tấm lưới ngụy trang trong các nhiệm vụ bí mật; hoặc được đặt trong các căn hộ hoặc mái nhà gần với vị trí mục tiêu”, CEO Amir Beeri của Camero cho biết.

Mục tiêu của thiết bị là mang tới cho các lực lượng trên mặt đất lợi thế trong các tình huống cần hoạt động bí mật, nơi đội chiến thuật cần duy trì khoảng cách an toàn với mục tiêu. Thiết bị cũng có thể hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.

“Mọi radar của chúng tôi đều dựa trên tín hiệu vô tuyến trong dải tần siêu rộng. Điều này có nghĩa là chúng tôi gửi các xung liên tục và mỗi xung nằm trong một dải tần số rộng. Theo đó, chúng ta thực sự có thể xuyên qua nhiều bức tường vật chất”, Ilan Abramovich, Phó giám đốc phát triển kinh doanh, sales và marketing của Camero-Tech nói.

Israel phát minh công nghệ nhìn xuyên tường
Camero-Tech phát triển nhiều sản phẩm có thể phục vụ cho mục đích quân sự tại Israel. (Ảnh: Times of Israel).

Trên thực tế, hệ thống này nhạy cảm đến mức có thể phát hiện ra những chuyển động nhỏ nhất, chẳng hạn như thở. Tuy nhiên tương tự các hệ thống hình ảnh UWB khác, môi trường duy nhất mà công nghệ này không thể nhìn xuyên qua là kim loại nguyên khối.

“Ai cũng biết các tín hiệu vô tuyến không thể đi qua kim loại nguyên khối, hiện tượng vật lý này được gọi là lồng Faraday. Bỏ qua chi tiết đó, chúng tôi thậm chí có thể nhìn xuyên qua bê tông có cốt thép, lưới kim loại, lưới thép hay là các lỗ nhỏ ở giữa các dây kim loại”, đại diện từ Camero-Tech cho biết.

Camero-Tech sẽ giới thiệu hệ thống mới của mình tại Milipol, triển lãm hai năm một lần về an toàn và an ninh nội địa diễn ra từ 19-22/10 tại Paris.

Hơn 1.000 đại diện từ 55 quốc gia sẽ tham gia giới thiệu tại Milipol, bao gồm cả các công ty quốc phòng Elbit Systems và Rafael của Israel. Dự kiến, sự kiện sẽ thu hút khoảng 30.000 người tham dự từ khắp nơi trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Australia phát minh phương pháp tiêu diệt muỗi vằn đột phá

Australia phát minh phương pháp tiêu diệt muỗi vằn đột phá

Sau 20 tuần thử nghiệm, số lượng muỗi vằn tại các khu vực này đã giảm hơn 80%.

Đăng ngày: 06/10/2021
Ai đã phát minh ra khẩu súng đầu tiên?

Ai đã phát minh ra khẩu súng đầu tiên?

Súng đã tồn tại hơn 1.000 năm, ảnh hưởng đến chiến tranh và xã hội nói chung theo cách mà có lẽ không có phát minh nào so sánh được.

Đăng ngày: 07/09/2021
Phát minh bóng đèn của Thomas Edison từng bị chê thậm tệ vì lý do này

Phát minh bóng đèn của Thomas Edison từng bị chê thậm tệ vì lý do này

Thomas Edison không phải người đầu tiên đưa ra ý tưởng về bóng đèn sợi đốt. Ông chỉ đưa nó đến gần hơn với cuộc sống con người.

Đăng ngày: 06/09/2021
Phát minh thiết bị cấy ghép màng nhĩ in 3D

Phát minh thiết bị cấy ghép màng nhĩ in 3D

Tình trạng thủng màng nhĩ dẫn đến đau và suy giảm thính lực. Đây cũng là tình trạng khó có thể được điều trị.

Đăng ngày: 31/08/2021

"Em bé gạo" – phát minh đầy nhân văn của người Nhật bỗng nổi tiếng trở lại nhờ Covid-19

Trên thực tế, Dakigokochi (" em bé gạo") đã xuất hiện ở Nhật Bản từ đầu những năm 2000, nhưng đại dịch Covid đã khiến nó nổi tiếng trở lại.

Đăng ngày: 22/08/2021
Chiếc bồn cầu chuyển phân thành năng lượng và tiền mã hóa

Chiếc bồn cầu chuyển phân thành năng lượng và tiền mã hóa

Bồn cầu thân thiện với môi trường BeeVi, phát minh đến từ một trường đại học ở Hàn Quốc, phần nào giúp đời sống sinh viên theo học dễ dàng hơn.

Đăng ngày: 11/07/2021
Phát minh thiết bị công nghệ hỗ trợ thị giác

Phát minh thiết bị công nghệ hỗ trợ thị giác

Thiết bị là sự kết hợp giữa kính chơi game và kính cận, nó tạo ra hình ảnh 3D mà văn bản, đồ họa và video có thể được phủ lên trên hình ảnh thế giới thực.

Đăng ngày: 10/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News