Top 4 địa điểm "sang chảnh" nhất vũ trụ với các cơn mưa kim cương thật 100%
Thí nghiệm của các nhà nghiên cứu quốc tế chứng minh mưa kim cương có thật trên các hành tinh này.
Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa bao điều kỳ diệu. Những viên kim cương vô cùng đắt đỏ ở Trái đất nhưng lại có rất nhiều ở vũ trụ bao la ngoài kia. Không phải mưa đá trông tựa kim cương mà là kim cương thật 100%.
Theo các nhà khoa học, bầu khí quyển của sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương và sao Hải Vương có nhiệt độ và áp suất thích hợp để chuyển hóa carbon thành kim cương. Họ cũng đã phát hiện sự tồn tại của cacbon trong khí metan được tìm thấy trong các bầu khí quyển của 4 hành tinh trên. Vì thế, các hành tinh này có nhiều tiềm năng trong ngành kinh doanh kim cương không gian.
Bầu khí quyển của sao Thiên Vương có nhiệt độ và áp suất thích hợp để chuyển hóa carbon thành kim cương.
Sao Hải Vương và sao Thiên Vương
Kim cương, vàng và các kim loại quý khác từng được phát hiện ngập tràn trên một số ngoại hành tinh, nhưng một nghiên cứu mới đã tìm thấy một mỏ kim cương vô tận ở nơi gần gũi với Trái đất hơn – 2 hành tinh ngay trong Hệ Mặt trời.
Hệ Mặt trời có thể là một kho báu vô cùng đắt giá với mưa kim cương đang ồ ạt đổ nơi "trái tim" của 2 hành tinh là sao Hải Vương và sao Thiên Vương.
Áp suất và nhiệt độ đủ lớn của sao Hải Vương và sao Thiên Vương khí metan có thể bị phá vỡ thành kim cương
Bên dưới bầu khí quyển dày đặc của sao Hải Vương và sao Thiên Vương là một chất lỏng siêu nóng, siêu đậm đặc của các vật liệu như nước, metan và amoniac bao bọc quanh lõi hành tinh.
Thí nghiệm của nhóm khoa học gia cho thấy với áp suất và nhiệt độ đủ lớn trên 2 hành tinh này, khí metan có thể bị phá vỡ thành kim cương! Ngoài ra, một vật liệu đặc biệt chỉ có trên 2 hành tinh này, tương tự hydrocarbon polystyrene của Trái đất, cũng có thể được nhiệt độ và áp suất phù hợp phá hủy thành kim cương.
Kim cương sinh ra vốn dày đặc hơn các vật liệu xung quanh chúng, nên bị rơi xuống sâu hơn bên trong lõi hành tinh, trước khi các quy trình đặc biệt lại chuyển hóa chúng, tái sinh thành dạng vật liệu tiền thân gần như cách vòng tuần hoàn nước trên Trái đất hoạt động.
Sao Thổ và sao Mộc
Kim cương có thể trôi nổi theo dòng hydro và heli lỏng sâu dưới tầng khí quyển của sao Mộc.
Nhà nghiên cứu Kevin Baines, Đại học Madison-Wisconsin và Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, kim cương hình thành với số lượng lớn ở các khu vực thường xuyên có bão sét như trên sao Thổ, sao Mộc.
Những cơn bão sấm chớp mạnh dữ dội (10 nháy/s) đủ sức làm cho các phân tử metan trong khí quyển bị phân tách, thải ra hàng loạt nguyên tử các-bon bay tự do và rơi xuống mặt đất. Trong quá trình phi thân qua lớp lang khí quyển dày đặc của sao Thổ, chúng chuyển hóa thành các mảnh kim cương nhỏ xíu.
Kim cương có thể trôi nổi theo dòng hydro và heli lỏng sâu dưới tầng khí quyển của sao Mộc và sao Thổ. Ở những nơi có độ sâu thấp hơn, kim cương sẽ tan chảy thành dạng lỏng khi chịu sự tác động của áp suất và nhiệt độ, tạo thành những cơn mưa kim cương.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
