ISS trở thành "bến tàu vũ trụ" trên quỹ đạo Trái Đất
Việc tàu Dragon tiếp cận thành công Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đã biến trạm này thành một "bến tàu" lịch sử trên quỹ đạo Trái Đất.
Việc phóng thành công tàu vận tải vũ trụ Dragon của công ty SpaceX lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ngày 8/4 đã mở ra một giai đoạn mới cho một "bến tàu" lịch sử trên quỹ đạo Trái Đất, với số tàu vũ trụ neo đậu nhiều nhất từ trước đến nay. Trước đó, tàu Cygnus của Orbital ATK, được phóng lên ISS ngày 22/3.
Mặc dù tàu vũ trụ Dragon và tàu Cygnus đã thực hiện nhiều chuyến bay lên vũ trụ nhưng đây là lần đầu tiên hai tàu này được neo đậu tại trạm ISS cùng một thời điểm.
Tàu vận tải vũ trụ Dragon trước khi được phóng lên quỹ đạo. (Nguồn: NASA).
Đối với tàu Dragon thì đây là chuyến bay tiếp tế lần thứ tám. Nó đã được phóng lên từ căn cứ không quân Cape Canaveral, chở theo các thiết bị thí nghiệm và hàng hóa cần thiết cho các thành viên phi hành đoàn trên trạm ISS.
Chuyến bay này được thực hiện sau khi một tàu vận tải vũ trụ lớp Progress của Nga chuyển giao hàng hóa bổ sung cho trạm và chỉ một vài tuần sau khi một tàu vũ trụ lớp Soyuz của Nga đưa thêm nhóm 3 phi hành gia lên trạm.
Với sự xuất hiện của tàu Dragon, trạm ISS sẽ "lập kỷ lục" là có số nhiều nhất các tàu vũ trụ neo đậu tại đó cùng một lúc kể từ năm 2011, với 6 tàu gồm Dragon, Cygnus, 2 tàu Soyuz và 2 tàu Progress.
"Việc Dragon và Cygnus lần đầu tiên neo đậu cạnh nhau trên vũ trụ đánh dấu mốc quan trọng cho quan hệ đối tác của NASA với các công ty Mỹ để cung cấp hàng hóa lên trạm ISS", ông Kirk Shireman, Quản lý chương trình ISS của NASA cho biết.
Công ty SpaceX đã nhận chở hàng tiếp tế lên trạm ISS cho NASA lần đầu tiên vào năm 2012. Trong khi đó, công ty Orbital ATK vận chuyển hàng hóa lên ISS bằng tàu Cygnus từ năm 2013.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
