Jeff Bezos tham vọng mở dịch vụ chuyển phát không gian giữa Mặt trăng và Trái đất

Elon Musk ôm tham vọng đưa con người chinh phục sao Hỏa còn Jeff Bezos - ông chủ Amazon lại muốn Mặt Trăng. Tại hội nghị phát triển không gian quốc tế (ISDC) vừa diễn ra, Jeff Bezos đã công bố tầm nhìn lớn đối với tất cả các khoảng đầu tư vào mảng du hành không gian của ông: mục tiêu cao nhất là xây dựng các khu dân cư trên Mặt Trăng còn mục tiêu được ông nhắc đến nhiều nhất là giảm chi phí vận chuyển hàng hóa đến/đi giữa Trái Đất và Mặt Trăng cũng như các trạm không gian khác. Thứ mà Amazon đang ấp ủ có thể gọi là Amazon Space Prime - dịch vụ chuyển phát không gian!

Cả SpaceX của Elon Musks và Blue Origin của Jeff Bezos đều đang chạy đua trong ngành công nghiệp du hành không gian. Trong khi tham vọng của SpaceX có phần hoành tráng hơn thì các kế hoạch của Blue Origin chỉ nhắm đến Mặt Trăng vốn rất gần Trái Đất. Blue Origin cũng phát triển tên lửa tái sử dụng nhưng đến nay dòng tên lửa này chỉ mới có thể bay lên vùng không gian bán quỹ đạo và vẫn chưa đạt được độ cao để có thể tiếp cận Mặt Trăng.


Mục tiêu của Blue Origin là làm cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên kinh tế hơn.

Nói với trang Geekwire, Bezos lập luận rằng các kế hoạch của ông dễ đạt được trong thời gian ngắn hơn so với cuộc chinh phục sao Hỏa của Musk. Blue Origin hiện đang mời NASA hợp tác công - tư để xây dựng trạm đáp trên Mặt Trăng nhưng hãng này có thể tự làm nếu cầm. Bezos nhìn nhận Mặt Trăng là một "mặt trận được tạo ra trên trời" - ý của ông là một nơi mà hoạt động khai thác sẽ rất cạnh tranh, đặc biệt là khai mỏ để lấy oxy và thậm chí là nhiên liệu tên lửa.

Mặt Trăng trong kế hoạch của Bezos không chỉ đơn thuần là một điểm dừng nghỉ mà sẽ là nơi chứa các trạm không gian dành cho ngành công nghiệp nặng. Khi Mặt Trăng được khai thác, Trái Đất sẽ được giảm tải, nhà máy và xí nhiệp sẽ ít đi, để lại một hành tinh dành cho cư dân và ngành công nghiệp nhẹ sử dụng.

Sau cùng, mục tiêu của Blue Origin là làm cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên kinh tế hơn. Hãng không quan tâm đến việc đi chinh phục những hành tinh khác, thiết lập các thuộc địa mà thay vào đó sẽ hỗ trợ hoạt động xây dựng và duy trì những thuộc địa này bằng cách cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa giữa các địa điểm trong không gian.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News