Kem đánh răng có fluor: Lợi và hại

Không thể phủ nhận lợi ích của kem đánh răng có chứa fluor. Tuy nhiên, lạm dụng chúng có thể gây hại, đặc biệt ở những địa phương bị ô nhiễm fluor trong nước.

Lợi hại của fluor trong phòng trị sâu răng

Được xem là một trong top 10 những thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ 20 - fluor được biết nhiều đến nhất trong mặt hàng vô cùng gần gũi đó là kem đánh răng.

Kem đánh răng có fluor: Lợi và hại
Kem đánh răng có fluor không phải cứ dùng nhiều là tốt.

Con dao hai lưỡi

Theo các tài liệu khoa học, fluor có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như giúp ngăn ngừa sâu răng, tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy, kích thích các tế bào xương làm tăng khối lượng xương dùng trong điều trị bệnh loãng xương.

Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể, thành phần chủ yếu của men răng là apatit, fluor có thể ngấm vào men răng và tạo thành fluoroapatit, làm cho răng cứng chắc hơn và ít bị ăn mòn bởi acid, từ đó tránh bị sâu răng. Tất cả những tác dụng trên là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết, bất cứ chất gì cũng có mặt lợi và hại. Chúng chỉ thực sự hữu ích khi được dùng đúng tiêu chuẩn cho phép.

PGS Hòe cho biết, theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định, hàm lượng fluor từ 0,5 - 1mg/l là an toàn, nếu hàm lượng này được sử dụng trên mức quy định thì sẽ dẫn đến hội chứng giòn, gãy xương.

Điều này đã được minh chứng rõ tại vùng Phú Yên, Khánh Hòa - những vùng đất có nguồn nước nhiễm fluor được mệnh danh là “vùng đất không có nụ cười”. Là nhà khoa học từng có đề tài nghiên cứu về ô nhiễm fluor trong nước tại những vùng này, PGS Hòe cảnh báo: Những vùng có ô nhiễm fluor thì việc dùng kem đánh răng có chứa fluor chẳng khác nào trát thêm chất độc vào răng.

Hướng dẫn cách chọn kem đánh răng

Thành phần cơ bản của kem đánh răng: hàm lượng fluor dưới 1500ppm, tiếp đến là chất mài mòn, chất hoạt động bề mặt, chất sát trùng tinh dầu nhẹ, tinh dầu thơm, chất mài mòn... và fluor với nhiều loại NaF, MFP, MmnF…

Kem đánh răng có fluor: Lợi và hại

Theo khuyến cáo của các bác sĩ Nha khoa, người lớn nên dùng kem đánh răng có hàm lượng Fluor từ 1000-1500ppm. Trẻ em chọn kem đánh răng có hàm lượng fluor từ 200-450ppm:

  •  Kem đánh răng phổ biến: Là loại kem có chứa fluor loại MFP, có thể trong một tuýp có 1-2 loại nếu tổng hàm lượng không vượt quá mức cho phép.
  •  Thuốc đánh răng: Là dạng kem đánh răng đặc trị sâu răng, nha chu, chống hôi miệng… cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng có thể dẫn đến ngộ độc fluor mạn tính ở trẻ em.
  •  Các loại kem đánh răng: Kem dạng trong dùng chất silica, kem bột dẻo có chất ma sát mài mòn (DCP). Cả hai đều đạt yêu cầu về vệ sinh răng miệng. Nên lưu ý, với những loại kem đánh răng quá hạn sử dụng thì hiệu quả tác dụng của fluor trong nó giảm từ 50-60%.

5 cách dùng kem đánh răng flour để không độc

  1. Không sử dụng kem đánh răng khi: Vùng đất nhiễm fluor, việc dùng kem đánh răng có fluor sẽ là thảm họa cho răng. Với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi không nên sử dụng kem có fluor, trừ trẻ có nguy cơ sâu răng cao và phải có sự giám sát của người lớn.
  2. Tránh nguy cơ thừa fluor: Với người lớn cũng chỉ cần một lớp nhỏ kem đánh răng có fluor, không nhất thiết phải dùng đầy cả bàn chải sẽ thừa fluor. Để tránh tình trạng dư thừa, có thể đánh răng mỗi ngày một lần với kem có fluor và một lần với nước muối.
  3. Trẻ dễ bị nhiễm độc fluor ở răng thường ở tuổi 1-4.
  4. Loại nào thích hợp với trẻ: Để phòng ngừa bệnh sâu răng, trẻ ở độ tuổi từ 3-6 vẫn nên dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng fluor thấp (200ppm-450ppm). Không nên cho trẻ dùng kem đánh răng của người lớn trong thời gian dài dẫn đến răng trẻ bị thừa, nhiễm fluor.
  5. Làm gì khi bị dư thừa fluor? Không có cách chữa trị dứt điểm những tác động xấu do dư thừa fluor, chỉ có phương pháp thẩm mỹ giúp làm che bớt những đốm trắng, nâu, đen loang lổ trên bề mặt của răng và những cách cải tạo sức khỏe răng miệng bằng hấp thụ thực phẩm tốt trong cuộc sống hàng ngày.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News