Khai quật thành Nhà Hồ: Phát hiện dấu tích kiến trúc quan trọng

Các nhà khoa học vừa công bố, dọc theo con đường Hoàng Gia của di sản Thành nhà Hồ đã phát lộ nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng của kinh đô.

Viện Khảo cổ học Việt Nam vừa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Thanh Hóa, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tổ chức Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả khai quật đường Hoàng Gia nội thành Di sản thế giới Thành nhà Hồ.

Khai quật thành Nhà Hồ: Phát hiện dấu tích kiến trúc quan trọng
Nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng của kinh đô được phát lộ trong quá trình khai quật tại Thành nhà Hồ.

Con đường Hoàng Gia (hay Ngự đạo) là con đường Hoàng đế đi nằm ở chính giữa Kinh đô theo trục Bắc-Nam trong quy hoạch tổng thể của các kinh đô cổ Phương Đông. Các nhà khai quật đã làm rõ địa tầng từ con đường hiện đại đến dấu tích móng, nền của con đường thời Hồ gồm ba lớp chính tương ứng với ba giai đoạn của con đường. Trong đó lớp trên cùng là dấu tích đường quốc lộ 217 hiện tại chạy qua trục chính tâm thành Nhà Hồ.

Lớp thứ hai (lớp giữa) là dấu tích con đường thời Pháp thuộc xây dựng năm 1937. Và lớp thứ ba là lớp gia cố móng nền đường Hoàng Gia. Tuy nhiên tại các hố khai quật ở khu B, con đường đã bị phá hủy trong các đợt đào đất làm đường năm 1937, chỉ còn lớp móng gia cố nền đường Hoàng Gia thời Hồ là lớp đất sét vàng lẫn sét đỏ đầm tạo mặt phẳng cho con đường và sân nền giữa các kiến trúc.

Dọc theo con đường Hoàng Gia, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng của kinh đô. Trên trục đường Hoàng Gia tại các khu A, B hiện đã xuất lộ hàng chục dấu tích kiến trúc lớn của kinh đô. Tại khu A, các kiến trúc đã xuất lộ trong các năm 2020 và 2021 với cụm kiến trúc trung tâm tại khu vực Nền Vua.

Tại khu B, từ cuối năm 2021 đến tháng 7/2022, xuất lộ hai kiến trúc cổng và một cụm kiến trúc trung tâm tại khu vực đang có hai thành bậc đá chạm rồng thời Trần- Hồ. Đặc biệt dấu tích cụm kiến trúc Con Rồng được đánh giá là kiến trúc quan trọng xét về mặt vị trí và thực trạng quy mô khá to lớn của kiến trúc và nằm gần ở vị trí có thành bậc đá chạm rồng thời Trần- Hồ được dự đoán có thể nơi đây sẽ tìm thấy dấu tích Chính điện của Thành nhà Hồ.

Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều loại hình gạch trang trí hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền thời Lý-Trần, hoa dây thời Lê sản xuất tại Thăng Long và nhiều loại hình gạch vuông, gạch chữ nhật, gạch trang trí có in chữ Hán được sản xuất tại Thành nhà Hồ- tương tự kết quả các cuộc khai quật trước đây. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện được các mảnh lá đề trang trí rồng, mảnh ngói sen kép, ngói cong tráng men vàng thời Trần-Hồ.

PGS.TS. Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam khẳng định: “Cuộc khai quật bước đầu đã làm rõ hiện trạng cấu trúc và vật liệu xây dựng con đường Hoàng Gia trong nội thành Di sản Thành nhà Hồ. Điều quan trọng hơn là cần nghiên cứu con đường Hoàng Gia nhằm tìm hiểu cấu trúc tổng thể của kinh đô. Về mặt này, cuộc khai quật đã có nhiều phát hiện mới đóng góp vào việc tìm hiểu cấu trúc và kiến trúc Thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử”.

Từ tháng 11/2021 đến tháng 7/2022, Viện Khảo cổ học và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã khai quật khảo cổ đường Hoàng Gia với tổng diện tích 14.000m2, trong đó cuộc khai quật tập trung vào khu vực trung tâm nội thành và được phân làm hai khu gồm khu vực các hố đào ở phía Bắc trục đường Đông-Tây với tổng diện tích 3.500m2 và khu vực các hố đào ở phía Nam dọc đường Đông-Tây với tổng diện tích 9.500m2.
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hóa thạch động vật ăn thịt đầu tiên trên Trái đất 560 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch động vật ăn thịt đầu tiên trên Trái đất 560 triệu năm tuổi

Hóa thạch 560 triệu năm tuổi của một loài sứa nguyên thủy, động vật ăn thịt đầu tiên trên Trái đất, được khai quật ở Charnwood Forest, gần thành phố Leicester miền Trung nước Anh.

Đăng ngày: 27/07/2022
Giả thuyết tổ tiên người da đỏ di cư tới một nơi không ai ngờ tới ở châu Á

Giả thuyết tổ tiên người da đỏ di cư tới một nơi không ai ngờ tới ở châu Á

Những cư dân cổ đại ở miền nam Trung Quốc hóa ra là họ hàng với tổ tiên của người da đỏ. Họ đã thâm nhập vào phía Nam của Đông Á khoảng 40 nghìn năm trước.

Đăng ngày: 27/07/2022
Giải mã bí ẩn: Thủy tổ của chúng ta trở thành động vật máu nóng từ bao giờ?

Giải mã bí ẩn: Thủy tổ của chúng ta trở thành động vật máu nóng từ bao giờ?

Nguồn gốc của sự tạo nội nhiệt ở động vật có vú là một trong những bí ẩn lớn chưa được giải đáp của cổ sinh vật học.

Đăng ngày: 26/07/2022
Loài vật

Loài vật "nhì nhằng" nhất thế giới: Lên bờ thử làm thú, ngao du chán rồi lại chui xuống đại dương làm cá

Các nhà khoa học vừa khám phá ra hóa thạch của một chi động vật kỳ quặc khi nó đã " đổi nhà" giữa mặt đất và biển cả tận 2 lần.

Đăng ngày: 26/07/2022
Tìm thấy xác ướp người phụ nữ Ai Cập đột quỵ 2.700 năm trước

Tìm thấy xác ướp người phụ nữ Ai Cập đột quỵ 2.700 năm trước

Cấu trúc xương và tư thế khác thường của người phụ nữ Ai Cập cổ đại giúp các chuyên gia xác định người này từng đột quỵ khi còn trẻ.

Đăng ngày: 26/07/2022
Phát hiện nơi nghi là cung điện của cháu trai Thành Cát Tư Hãn

Phát hiện nơi nghi là cung điện của cháu trai Thành Cát Tư Hãn

Khu tàn tích với những viên ngói khắc ký hiệu đặc biệt khiến các chuyên gia cho rằng đây có thể là cung điện của Húc Liệt Ngột.

Đăng ngày: 25/07/2022
Xác tàu đắm cổ xưa nhất nước Anh còn nguyên thân gỗ

Xác tàu đắm cổ xưa nhất nước Anh còn nguyên thân gỗ

Xác tàu ở Dorset làm từ gỗ của những cây sồi Ireland bị đốn hạ khoảng năm 1242 - 1265, bị đắm trên đường vận chuyển đá cẩm thạch.

Đăng ngày: 25/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News