Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc
Khu thắng cảnh hồ Thiên Đảo được gọi là "Hậu hoa viên" của Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc), cách trung tâm thành phố 129km, cách Hoàng Sơn 140km, có diện tích 982km2.
Cái tên hồ Thiên Đảo đã nói lên được đặc điểm quan trọng nhất của nó, chính là sở hữu rất nhiều đảo nhỏ. Theo thống kê, hồ Thiên Đảo có hơn 1.000 hòn đảo với nhiều hình dạng khác nhau, là hồ nhân tạo lớn nhất Trung Quốc.
Hồ Thiên Đảo.
Chất lượng nước của hồ Thiên Đảo được đánh giá là tuyệt vời, đạt tiêu chuẩn nước sạch có thể uống mà không cần qua bất kỳ khâu xử lý nào. Nhờ đó, nơi đây chính là hồ nước sạch nhất Trung Quốc với mệnh danh "Thiên hạ đệ nhất tú thủy" (tạm dịch: dòng nước xinh đẹp nhất thiên hạ).
Nơi đây không chỉ có nhiều công trình kiến trúc cổ kính, di chỉ văn hóa, mà còn có thành cổ bí ẩn hàng nghìn năm tuổi nằm chôn vùi dưới đáy hồ khơi dậy sự tò mò của biết bao chuyên gia.
Các công trình kiến trúc cổ bao gồm: Thư viện Thạch Hiệp, Thư viện Thục Phụ, Tháp Lương Quan, tiểu Kim Loan Điện và các đền miếu, từ đường, nhà ở của người dân thời nhà Minh - Thanh trong sơn thôn.
Hồ Thiên Đảo có hơn 1.000 hòn đảo với nhiều hình dạng khác nhau.
Năm 2009, người ta phát hiện ở hồ Thiên Đảo có một số di chỉ văn hóa và mộ cổ, trải dài từ các thời kỳ xa xưa như Đồ đá, Xuân Thu Chiến Quốc...
Ngoài sự tồn tại của các di chỉ văn hóa, ngay từ năm 1974, người ta đã tìm thấy một hóa thạch răng người cổ đại trong một hang động mang tên Ô Quy ở thị trấn Lý Gia có niên đại cách đây khoảng 50.000 năm lịch sử.
Hồ Thiên Đảo Hàng Châu từ lâu đã nổi tiếng khắp Trung Quốc và cả quốc tế, nhưng ít ai biết đến sự hiện diện thành cổ ngàn năm tuổi dưới đáy hồ nước trong vắt. Trong đó có Sư Thành và Hà Thành được xây dựng trong thời gian nhà Hán - Đường. Đến thời Minh - Thanh thì xây dựng thêm cổ tháp và đền miếu cùng hàng loạt công trình kiến trúc khác.
Đến năm 1959, Trung Quốc xây dựng trạm thủy điện Tân An, từ đó 2 ngôi thành cổ bị chìm sâu xuống đáy hồ Thiên Đảo.
Với công nghệ tiên tiến hiện đại, những hình ảnh của thành cổ dưới nước được phơi bày bởi những thợ lặn chuyên nghiệp và các chuyên gia khảo cổ. Từ đó, các bí mật lần lượt được khám phá
Trong Sư Thành cổ xưa có những căn nhà gỗ của người dân. Cầu thang, tường vách đá, thậm chí còn có những ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, không hề mục nát. Cổng thành vẫn sừng sững dưới nước, có thể đóng mở bình thường. Các đinh tán và vòng sắt phía trên vẫn còn ở trong tình trạng tốt, ít bị rỉ sét. Vôi vữa giữa các khe đá của tường thành vẫn được bảo quản rất tốt.
Ngoài hai ngôi thành cổ hàng nghìn năm tuổi là Sư Thành và Hà Thành, còn có ba cổ trấn với quy mô khá lớn khác là Vệ Bình, Cảng Khẩu và Trà Viên
Mặc dù bị nhấn chìm dưới đáy hồ nhưng những khu di tích này vẫn được bảo tồn rất tốt, từ đó tạo nên quần thể kiến trúc cổ nguy nga, đầy bí ẩn mang đậm dấu ấn thời gian.
Các thợ lặn cũng tìm thấy một tấm lát gạch có khắc dòng chữ "Chế tác năm thứ 15 Quang Tự" (tức năm 1889) và một tấm bia đá thời nhà Minh trong bùn dưới đáy hồ. Không ngoa khi nói, đáy hồ Thiên Đảo đã trở thành một vương quốc dưới nước thật sự!

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
