Khám phá bước ngoặt về hành tinh nhiều nước hơn Trái đất

Hành tinh bí ẩn có thể là một phiên bản ấm của "mặt trăng sự sống" Europa.

Nhóm điều hành kính viễn vọng không gian Hubble từ NASA - ESA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ và châu Âu) đã quan sát thành công ngoài hành tinh nhỏ nhất có chứa hơi nước mang tên GJ 9827d.

Đây là một khám phá mang tính bước ngoặt đối với ngành thiên văn.

Khám phá bước ngoặt về hành tinh nhiều nước hơn Trái đất
Hành tinh GJ 9827d - (Ảnh: NASA/ESA)

Các hành tinh có kích cỡ Trái đất và các điều kiện giống Trái đất - bao gồm nước và các nguyên tố hóa học liên quan đến sự sống khác - là đối tượng mà các nhà khoa học hành tinh luôn tìm kiếm.

Thế nhưng, có một trở ngại cực kỳ lớn: Mặc dù hơn 5.000 hành tinh, trong đó rất nhiều cái đủ tiêu chuẩn để gọi là "giống Trái đất", đã được thợ săn hành tinh TESS của NASA tìm thấy, chúng đều rất xa.

Việc "nhìn" vào bầu khí quyển của chúng để xác định thành phần hóa học của những ngoại hành tinh cỡ Trái đất hay chỉ lớn hơn Trái đất một chút là cực kỳ khó khăn.

Hành tinh GJ 9827d quay quanh một ngôi sao lùn đỏ cách chúng ta 97 năm ánh sáng trong chòm sao Song Ngư và đường kính chỉ gấp đôi Trái đất, một kích cỡ nhỏ trong thế giới hành tinh.

Tuy nhiên, tổng hợp kết quả quan sát từ 11 lần hành tinh này "bay ngang mặt" ngôi sao mẹ, Hubble đã giúp các nhà khoa học vén màn bầu khí quyển của nó thông qua quang phổ.

Một thứ quý giá xuất hiện: Hơi nước, một trong các dấu hiệu hàng đầu đại diện cho khả năng tồn tại sự sống.

Các nhà khoa học cho rằng có 2 cách để hơi nước này sinh ra, đồng nghĩa với việc hành tinh này có thể thuộc về một trong hai dạng.

  • Một là, nó thuộc nhóm "tiểu Hải Vương Tinh", dạng hành tinh khí nhỏ hơn Sao Hải Vương và cực kỳ phổ biến trong vũ trụ.
  • Hai là, GJ 9827d là phiên bản ấm hơn của mặt trăng sự sống Europa của Sao Mộc, nơi NASA tin rằng có một đại dương ngầm chứa sinh vật bên dưới vỏ băng.

Lượng nước trên hành tinh này ước tính khoảng gấp đôi Trái đất.

Tuy vậy, có một tin buồn: Nó có nhiệt độ tương đương sao Kim, nên khả năng không thể ở được vẫn lấn át.

Bất chấp điều đó, cách thức để xác định được thành phần khí quyển thông qua quang phổ ở một thế giới nhỏ và xa như vậy đã mở ra một trang mới cho lịch sử khai phá vũ trụ.

Theo nhóm Hubble, phương pháp này có thể được ứng dụng cho một kính viễn vọng mạnh hơn là James Webb.

"Trẻ" hơn Hubble tận 30 tuổi và có tầm nhìn sắc nét, xa hơn, James Webb được kỳ vọng sẽ vén màn bầu khí quyển các hành tinh nhỏ hơn nữa, bao gồm những cái có kích cỡ Trái đất và đã từng lộ diện những dấu hiệu thân thiện với sự sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra sau khi con người di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng?

Điều gì sẽ xảy ra sau khi con người di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng là tốc độ nhanh nhất được biết đến cho đến nay.

Đăng ngày: 30/01/2024
Khám phá không trọng lực: Bức ảnh hiếm hoi từ mô-đun Destiny ISS

Khám phá không trọng lực: Bức ảnh hiếm hoi từ mô-đun Destiny ISS

Cùng nhìn ngắm không gian nội thất module Destiny qua ảnh độc đáo. Sự lơ lửng giữa vũ trụ trong trạm ISS gây ấn tượng mạnh.

Đăng ngày: 30/01/2024
Nhật Bản thông báo tàu đổ bộ Mặt trăng khôi phục hoạt động

Nhật Bản thông báo tàu đổ bộ Mặt trăng khôi phục hoạt động

Tàu đổ bộ Mặt Trăng SLIM của Nhật hoạt động trở lại và chụp ảnh một khối đá nằm ở gần đó hôm 28/1.

Đăng ngày: 30/01/2024
Khi chúng ta ngày càng rời xa Mặt trời, nhiệt độ bị ảnh hưởng như thế nào?

Khi chúng ta ngày càng rời xa Mặt trời, nhiệt độ bị ảnh hưởng như thế nào?

Những thay đổi bí ẩn trên Trái đất luôn là tâm điểm của các nhà khoa học và một trong những vấn đề thu hút nhiều sự chú ý là khoảng cách dần dần thay đổi giữa Trái đất và Mặt trời.

Đăng ngày: 29/01/2024
Phát hiện mảnh vỡ thiên thạch phát nổ trên bầu trời Đức

Phát hiện mảnh vỡ thiên thạch phát nổ trên bầu trời Đức

Một nhóm nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Tự nhiên Đức tìm thấy những mảnh vỡ còn sót lại của tiểu hành tinh phát nổ phía trên nước Đức hôm 21/1.

Đăng ngày: 29/01/2024
Iran lần đầu tiên phóng thành công cùng lúc 3 vệ tinh lên vũ trụ

Iran lần đầu tiên phóng thành công cùng lúc 3 vệ tinh lên vũ trụ

Vệ tinh lớn nhất có tên gọi Mahda được phóng đi nhằm kiểm tra độ chính xác của tên lửa Simorgh; trong khi đó, hai vệ tinh nhỏ hơn có nhiệm vụ kiểm tra kết nối băng thông hẹp và công nghệ định vị.

Đăng ngày: 29/01/2024

"Thực thể không thể giải thích" 13 tỉ năm trước hiện về

Barbenheimer là một thực thể chết hoàn toàn không phù hợp với hiểu biết của nhân loại về vũ trụ.

Đăng ngày: 28/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News