Khám phá cuộc sống tại quốc gia "không hề tồn tại"

Nằm chạy dọc giữa biên giới Moldova và Ukraine, có một dải đất nhỏ ít người biết đến, được gọi là Transdniestria. Transdniestria không được Liên Hiệp Quốc công nhận, nên nó không phải là một quốc gia.

Đây là nhà của hơn nửa triệu người, được quản lý bởi một chính phủ độc lập, có tiền tệ và hiến pháp riêng, cũng như một quân đội thường trực. Sống ở đất nước này là chuỗi ngày không được quốc tế công nhận, mãi đi tìm tính chính danh cho mình.

Được biết đến với tên gọi chính thức là Cộng hòa Pridnestrovia Moldova (PMR), Transdniestria theo pháp lý là một phần thuộc Moldova. Tuy nhiên, học giả Dennis Deletant người Đông Âu cho biết, những phần tử li khai đã giành được độc lập cho đất nước từ cuộc nội chiến Moldova năm 1992.


Năm 2015, Transnistria kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai, họ gọi đây là cuộc chiến vì lòng yêu nước, và kỷ niệm 25 năm độc lập khỏi Moldova. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).


Nhà văn hóa là di tích từ thời Liên Xô có thể dễ dàng được tìm thấy trong những khu phố ở Transdniestria. Hình ảnh này là một nhà văn hóa đang được chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ hai. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).

Transdniestria hiện vẫn đang trong tình trạng chiến tranh lạnh, là bởi dù chiến tranh đã kết thúc ở đây từ 25 năm trước, nhưng chưa có một hiệp định hòa bình nào chính thức được ký kết.


Bà Nadesha Bondarenco, Tổng biên tập báo Bravo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Transdniestria, Đảng chỉ có một ghế trong Quốc hội nước này. Bà Bondarenco cho biết, dù là một quốc gia theo tư bản chủ nghĩa, nhưng những biểu tượng của xã hội chủ nghĩa vẫn còn rất nhiều. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).


Tượng đài Vladimir Lenin trước tòa nhà Quốc hội tại Tiraspol, Transdniestria. Nơi đây còn được gọi là tòa nhà Liên Xô tối cao. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).

Ngày nay, Transdniestria luôn được tuần tra bởi 1.200 binh lính thuộc lực lượng giữ gìn hòa bình của Nga. Đất nước này chỉ mới thực thi việc ngừng bắn, thực tế nó vẫn còn trong tình trạng chiến tranh và tình hình đất nước không thực sự thoải mái.


Cô gái Zinaida Borets năm nay 37 tuổi, là một nữ diễn viên người Transdniestria đã làm việc cho đoàn kịch Tiraspol hơn một thập niên. Hàng năm, cứ vào lễ kỷ niệm kết thúc Thế chiến thứ hai, đoàn kịch lại biểu diễn những vở kịch ca ngợi binh lính Liên Xô. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).


Người dân Transdniestria đang xem một chiếc xe tăng Liên Xô nguyên bản từ thời chiến, trong buổi diễu hành kỷ niệm Ngày Chiến thắng trên đường phố Tiraspol. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).


Nhiều người đàn ông tập trung câu cá trên sông Dniester, cách ga tàu điện ngầm ở Dubassari - nơi từng xảy ra chiến tranh vô cùng ác liệt - chỉ vài trăm mét. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).


Andrey Smolenskiy năm nay 30 tuổi, việc làm mỗi ngày hầu như chỉ tập thể hình tại một phòng tập có từ thời Liên Xô tại Cionurciu. Ngoài việc tập luyện, anh còn làm việc tại một công ty du lịch. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).

Cuộc khủng hoảng về tính chính danh của quốc gia này đã lên rất cao, khiến nhiếp ảnh gia Thomas Vanden Driessche người Bỉ phải bay đến để ghi lại cuộc sống ở đất nước không tồn tại này.

Bắt đầu từ thủ đô Tiraspol, Vanden Driessche dành hai tuần để tìm hiểu một khu vực với sự hỗ trợ của một cố vấn người Nga. Tiếng Nga là một trong ba ngôn ngữ chính của vùng lãnh thổ này, hai tiếng kia là Rumani và Ukraina.


Bởi vì Transdniestria không phải là một quốc gia được thế giới công nhận, nên hộ chiếu của Transdniestria không hợp lệ. Vì thế mọi người dân ngoài hộ chiếu Transdniestria, còn có hộ chiếu của Moldova, Nga hoặc Ukraine. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).


Tại một trường đua ngựa ở ngoại ô Tiraspol, con trai của chủ trường đua đang cưỡi ngựa để tập luyện cho một tiết mục có trong buổi diễn văn nghệ. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).


Lính gác chuyên dụng của Tổng thống Vadim Krasnoselsky (nhậm chức cuối năm 2016) đang nghỉ giải lao vào cuối buổi lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Tiraspol. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).


Bảo tàng Chiến tranh Độc lập Bender trưng bày nguyên trạng bối cảnh cuộc chiến với Moldova. Trận đánh ác liệt nhất xảy ra ở Bender, phía tây sông Dniester. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).

Hầu hết mọi người đều vui vẻ khi được yêu cầu chụp ảnh chân dung, nhưng khi nhiếp ảnh gia đi trên đường và chụp không xin phép, mọi người có thái độ muốn phản ứng lại. Thay vì thân thiện khi được chụp chân dung, họ trở nên thờ ơ lạnh nhạt khi bị chụp lén.


Một lối rẽ trên đường cao tốc dẫn từ Tiraspol đến thành phố công nghiệp Ribnita, có một tượng đài tưởng niệm Thế chiến thứ hai. (Ảnh: Thomas Vanden Driessche).

"Thật kỳ lạ. Khi bị chụp lén, họ trở nên không vui vẻ, khuôn mặt có nét căng thẳng. Nhưng họ không buông lời xúc phạm, họ chỉ im lặng", Vanden Driessche chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News