Khám phá phân tử quan trọng trong bầu khí quyển sao Kim

Tàu Venus Express lần đầu tiên phát hiện ra phân tử hydroxyl trên một hành tinh khác. Khám phá này đem lại cho các nhà khoa học một công cụ mới để giải mã cơ chế bầu khí quyển dày đặc của sao Kim.

Hydroxyl, một loại phân tử quan trọng nhưng khó phát hiện, cấu tạo từ một nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy. Nó được phát hiện trên tầng cao của bầu khí quyển sao Kim, cách bề mặt khoảng 100km nhờ vào Quang phổ kế chụp ảnh nhiệt hồng ngoại hữu hình của Venus Express, VIRTIS.

Phân tử này được phát hiện bằng cách điều khiển tàu vũ trụ xa khỏi hành tinh và tìm kiếm dọc theo lớp hiển thị mờ nhạt của bầu khí quyển bao xung quanh đĩa của sao Kim. Công cụ phát hiện ra phân tử hydroxyl bằng cách đo lượng tia hồng ngoại mà chúng tỏa ra.

Dải bước sóng của khí quyển mà các phân tử hydroxyl tỏa sáng được định vị rất hẹp, chỉ rộng khoảng 10km. Bằng cách quan sát quầng của hành tinh, Venus Express tìm dọc theo tầng khí quyển mờ nhạt này, tăng cường độ tín hiệu lên khoảng 50.

Hydroxyl, một loại phân tử quan trọng nhưng khó phát hiện, cấu tạo từ một phân tử hydro và một phân tử oxy. Nó được phát hiện trên tầng cao của bầu khí quyển sao Kim, cách bề mặt khoảng 100km nhờ vào Quang phổ kế chụp ảnh nhiệt hồng ngoại hữu hình của Venus Express, VIRTIS. (Ảnh: ESA/C.Careau)

Hydroxyl được cho là rất quan trọng đối với bất kỳ bầu khí quyển của bất kỳ hành tinh nào vì nó có tính phản ứng cao. Trên trái đất nó đóng vai trò chủ chốt trong việc loại các chất thải ra khỏi bầu khí quyển và được cho là giúp ổn định CO2 trong khí quyển của sao Hỏa, ngăn chặn nó chuyển đổi thành CO. Trên sao Hỏa, nó được cho là có vai trò then chốt trong việc tiêu diệt sự sống trong đất, khiến cho lớp đất trên cùng nguy hiểm đối với đời sống vi khuẩn.

Theo Giupese Piccioni, thuộc Istituto di Astrofisica Spaziale e Fisica Cosmica ở Rome, Italy, một trong những điều tra viên chính của thí nghiệm VIRTIS, “Vì bầu khí quyển sao Kim chưa từng được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi Venus Express tiếp cận, chúng ta chưa thể khẳng định được phần lớn những thí nghiệm của chúng ta bằng cách quan sát được những gì thực sự diễn ra. Khám phá này sẽ giúp chúng ta xác định lại các mẫu và học hỏi nhiều hơn.”

Trên trái đất, sự lấp lánh của hydroxyl trong bầu khí quyển được chứng minh là liên quan mạnh mẽ đến sự thừa ozone. Từ công trình này, điều tương tự cũng được cho là đúng với sao Kim. Hiện nay, các nhà khoa học có thể thiết lập được phép tính lượng ozone trong bầu khí quyển của hành tinh này.

Venus Express đã chứng minh rằng lượng hydroxyl trên sao Kim biến đổi cao. Nó có thể thay đổi khoảng 50% từ quỹ đạo này sang quỹ đạo kế tiếp và điều này có thể là do lượng ozone thay đổi trong bầu khí quyển.

Theo Piccioni “Ozone là một phân tử quan trọng đối với bất kỳ bầu khí quyển nào, vì nó là chất hấp thụ mạnh bức xạ cực tím từ mặt trời.” Lượng bức xạ hấp thụ được là thông số quan trọng điều khiển nhiệt độ và động học của bầu khí quyển một hành tinh. Trên trái đất, nó làm nóng tầng bình lưu khiến cho tầng bình lưu ổn định và bảo vệ sinh quyển khỏi các tia cực tím có hại.

Tính toán của máy tính hiện nay có thể cho biết làm cách nào sự tăng giảm hàm lượng ozone trong khoảng thời gian ngắn ảnh hưởng bầu khí quyển hoạt động không ngừng nghỉ của sao Kim.

 “Venus Express đã chứng minh cho chúng ta thấy sao Kim giống với trái đất nhiều hơn ta từng nghĩ. Phát hiện ra hydroxyl đã mang nó lại gần hơn một bước.”

Ông và các cộng sự chỉ mới báo cáo phát hiện ban đầu từ một vài vòng quỹ đạo trong công trình gần đây nhất. Họ đang làm việc với sự phân tích dữ liệu từ 50 vòng quỹ đạo khác và những lần quan sát sau sẽ được tiếp tục.

Khám phá đầu tiên về hydroxyl trong bầu khí quyển sao Kim do G. Piccioni et al. được xuất bản trên tờ Astronomy & Astrophysics Letters.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News