Khí carbon do cháy rừng ở Australia tương đương lượng khí thải cháy rừng Amazon

Khí carbon thải ra từ các đám cháy rừng đang hoành hành tại Australia ngang với lượng khí thải carbon do thảm họa cháy rừng nhiệt đới Amazon gây ra hồi năm ngoái.

Theo Cơ quan giám sát khí quyển của Liên minh châu Âu (EU), cháy rừng tại Australia, kéo dài từ tháng 9/2019 đến ngày 6/1 vừa qua, đã thải ra khoảng 370 triệu tấn khí thải dioxide carbon. Trong khi cháy rừng tại các bang của Brazil thuộc lưu vực Amazon, đã thải ra 392 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính kể từ ngày 1/1 đến 15/11/2019.

Khí carbon do cháy rừng ở Australia tương đương lượng khí thải cháy rừng Amazon
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Victoria, Australia. (Ảnh: THX/TTXVN).

Giảng viên khoa học môi trường tại Đại học Murdoch ở Perth, ông Joe Fontaine cho rằng mọi người không đánh giá hết được hậu quả của khí carbon. Cho đến nay đã có 27 người thiệt mạng, hàng nghìn người mất nhà cửa và phải đi sơ tán nhiều lần do "giặc lửa" tiếp tục tấn công và thiêu rụi nhiều vùng rộng lớn của Australia, đặc biệt là ở khu vực phía Đông Nam.

Phần lớn các nhà khoa học cho rằng cháy rừng trở nên trầm trọng hơn một phần là do tình trạng hạn hán liên quan đến biến đổi khí hậu trên khắp cả nước kéo dài suốt 3 năm qua. Thành viên thuộc Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc tại Thái Lan, Adam Hodge khẳng định rằng sự nóng lên toàn cầu đang khiến cho các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, sóng nhiệt và cháy rừng trở nên dữ dội hơn.

Theo ông Adam, cháy rừng là hiện tượng bình thường, được xem như một phần của chu kỳ tự nhiên tại Australia, nhưng theo tính toán của giới khoa học quy mô của các đám cháy rừng hiện tại có thể là tồi tệ nhất trong lịch sử. Ông Adam Hodge cho rằng: "Đây là những hậu họa mà chúng ta đang phải chứng kiến trong một thế giới đã ấm lên 1,1 độ C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp".

Theo ông Adam Hodge, Australia "đóng góp" 1,3% lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu nhưng lượng khí thải trung bình tính trên đầu người đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Trong khi Brazil là quốc gia có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 7 trên thế giới. Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ giúp ngăn chặn được các thảm họa như các vụ cháy gần đây. Tuy nhiên, giới khoa học cho rằng các quốc gia trên thế giới cho đến nay chưa nỗ lực đủ để chống biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cháy rừng có thể thay đổi nước Úc mãi mãi

Cháy rừng có thể thay đổi nước Úc mãi mãi

Cháy rừng là một phần của nhịp điệu tự nhiên đối với môi trường ở Úc. Nhưng các nhà khoa học chưa từng chứng kiến những gì đang xảy ra.

Đăng ngày: 08/01/2020
Thảm họa cháy rừng ở Australia qua những con số

Thảm họa cháy rừng ở Australia qua những con số

Khoảng 1.400 ngôi nhà ở bang New South Wales đã bị thiêu rụi trong cuộc khủng hoảng cháy rừng này

Đăng ngày: 08/01/2020
Túi giấy chỉ tốt cho môi trường khi tái sử dụng 43 lần

Túi giấy chỉ tốt cho môi trường khi tái sử dụng 43 lần

Đại đương, sông ngòi, các bãi rác ngập tràn rác thải nhựa. Trước phong trào từ bỏ túi nhựa dùng một lần, nhiều doanh nghiệp đã đổi sang dùng túi giấy.

Đăng ngày: 07/01/2020
Mặt Trời

Mặt Trời "bắt chước" cờ thổ dân trong cháy rừng ở Australia

Trong nhiều ngày qua, cháy rừng đã càn quét Australia. Một người phụ nữ đã chụp được hình ảnh Mặt Trời giữa ngọn lửa hệt như hình ảnh trên lá cờ của Thổ dân Australia.

Đăng ngày: 07/01/2020
Cháy rừng tại Australia nhìn từ không gian

Cháy rừng tại Australia nhìn từ không gian

Các đám cháy tại Australia đã bắt đầu từ tháng 9 và liên tục kéo dài đến nay. Hình ảnh ghi lại từ vệ tinh cho thấy nơi đây đang ngập trong lửa và khói bụi.

Đăng ngày: 06/01/2020
Thảm hoạ cháy rừng kinh hoàng khiến bầu trời Australia chuyển màu đen kịt như mực ngay giữa trưa

Thảm hoạ cháy rừng kinh hoàng khiến bầu trời Australia chuyển màu đen kịt như mực ngay giữa trưa

Thế giới chưa kịp thôi bàng hoàng về bầu trời đỏ ngầu như máu do hỏa hoạn tại Australia hôm 31/12 vừa qua thì lại chứng kiến thêm cảnh tượng còn kinh hoàng hơn: Quang cảnh nhuốm màu đen như mực, che khuất hết tầm nhìn dù lúc ấy mới chỉ 2 giờ trưa!

Đăng ngày: 06/01/2020
Chúng ta ăn bao nhiêu nhựa mỗi ngày, mỗi tháng và cả đời?

Chúng ta ăn bao nhiêu nhựa mỗi ngày, mỗi tháng và cả đời?

Nếu lấy tuổi thọ trung bình của con người là 79 thì trong cuộc đời, một người có thể tiêu thụ đến 20 kg nhựa. Khối lượng này còn lớn hơn tổng khối lượng hai thùng rác trên đường.

Đăng ngày: 05/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News