Khỉ mũ mẹ chật vật nuôi con khuyết tật

Các nhà khoa học Brazil mô tả cái chết của một con khỉ mũ bị tật ở chân trong tự nhiên, hé lộ khỉ mẹ và cả đàn đối xử với con non khiếm khuyết giống những thành viên khác.

Nghiên cứu công bố hôm 15/2 trên tạp chí Primates phát hiện khuyết tật ở chân của khỉ con khiến nó có tư thế không ổn định khi khỉ mẹ mang con bên mình, làm tăng tần suất điều chỉnh lại tư thế và có thể dẫn tới cái chết của nó.

Khỉ mũ mẹ chật vật nuôi con khuyết tật
Khỉ mẹ mang xác con giữa những cành cây. (Ảnh: Tatiane Valenca)

Khỉ mẹ Baleia mang con non Balaio theo cách tương tự như với con non khác, kèm theo một số điều chỉnh, theo Tatiane Valença, nhà nghiên cứu ở Đại học São Paulo và Tổ chức nghiên cứu linh trưởng vùng Trung và Nam Mỹ ở Brazil. Do đó, khỉ mẹ phải tăng tần suất chỉnh lại vị trí của con non trên lưng.

Khỉ mũ là loài khỉ bản xứ trong những khu rừng nhiệt đới khắp Trung và Nam Mỹ. Chúng có thể dài tới 56 cm, nặng 4 kg và có chiếc đuôi dài gần bằng cơ thể. Chúng có cấu trúc xã hội phức tạp, sống theo đàn từ 10 đến 35 con. Những con khỉ thường mang con non theo khi lân la tìm thức ăn, đặc biệt khi mở hạt. Ngoài ra, đàn khỉ thường mở quả cọ bằng công cụ đá. Khỉ mũ thường đặt đuôi trên mặt đất hoặc tỳ vào cây để tăng độ cân bằng trong hoạt động này. Tác động của hoạt động mở hạt cũng khiến con non nằm ở tư thế kém ổn định, do đó khỉ mẹ đôi khi phải nhấc đuôi lên.

Con khỉ khuyết tật được chào đón bởi cả đàn dù việc mang nó đi lại rất khó khăn. Những con khỉ mũ có xu hướng thể hiện nhiều sự quan tâm với con non, đến gần nó, chải lông, nhìn chăm chú và thậm chí vỗ môi, Valença cho biết.

Tuy nhiên, bản thân con khỉ non rất chật vật trong việc bám vào lưng mẹ và các thành viên khác trong đàn do khuyết tật ở chân. Khỉ mũ trưởng thành bị tàn tật có thể điều chỉnh cử động và hành vi khá tốt để kiếm ăn, sống cùng đồng loại và sinh sản như mọi cá thể trong đàn. Tuy nhiên, điều đó rất khó với khỉ non, nhóm nghiên cứu giải thích.

Khi con khỉ non chết, dù các nhà nghiên cứu không nhìn thấy chính xác điều gì xảy ra, họ cho rằng nhiều khả năng nó bị rơi. "Chúng tôi trông thấy con non vào ngày trước hôm nó chết. Nó vẫn khỏe mạnh. Sau khi nó chết, chúng tôi kiểm tra xác. Lớp da quanh mắt trái bị thâm và sưng tấy, chứng tỏ giả thuyết khỉ non chết do thương tích. Khuyết tật ở chân có thể góp phần vào cái chết của nó", Valença nói.

Khỉ mẹ cố gắng mang xác con bên mình suốt nhiều giờ và ăn ruồi bay xung quanh. Nó phải dừng lại vài lần để đưa xác con luồn lách giữa những cành cây và làm rơi cái xác khi nhảy sang cây khác. Không có con khỉ trưởng thành nào khác ngoài khỉ mẹ tiếp xúc với xác khỉ non, nhưng 4 con khỉ trẻ tuổi thể hiện sự quan tâm khi tới gần, chạm vào và chải lông cái xác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài gà nguy cấp, quý hiếm tại rừng đặc dụng Pù Hu

Phát hiện loài gà nguy cấp, quý hiếm tại rừng đặc dụng Pù Hu

Năm cá thể gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng thuộc loài gà nguy cấp, quý hiếm đã được phát hiện tại khu rừng đặc dụng Pù Hu (Thanh Hoá).

Đăng ngày: 07/03/2023
Động vật có thể lớn tới đâu?

Động vật có thể lớn tới đâu?

Các nhà nghiên cứu cho rằng động vật, đặc biệt là những loài trên cạn, bị hạn chế về mặt kích thước do định luật về tương quan sinh trưởng và mức độ dồi dào của tài nguyên.

Đăng ngày: 07/03/2023
Thụy Điển bị chỉ trích vì sắp tiêu diệt hàng trăm con linh miêu

Thụy Điển bị chỉ trích vì sắp tiêu diệt hàng trăm con linh miêu

Các chuyên gia bảo tồn đang chỉ trích chính quyền Thụy Điển do kế hoạch săn giết hơn 200 con linh miêu trong tháng 3.

Đăng ngày: 07/03/2023
Bắt được con nghêu nặng hơn 1kg, định nấu cháo nhưng quá bất ngờ khi biết

Bắt được con nghêu nặng hơn 1kg, định nấu cháo nhưng quá bất ngờ khi biết "lai lịch" của nó

Một anh chàng ở Mỹ đã rất vui mừng khi bắt được con nghêu khổng lồ vì nghĩ rằng như thế là có thể nấu món cháo nghêu cho mấy người ăn.

Đăng ngày: 06/03/2023
Chim Dusky Tetraka xuất hiện trở lại trong tự nhiên sau 24 năm

Chim Dusky Tetraka xuất hiện trở lại trong tự nhiên sau 24 năm

Ngày 1/3, các nhà bảo tồn thiên nhiên đã rất phấn khích thông báo về sự trở lại tự nhiên của loài chim Dusky Tetraka hay còn gọi là Crossleyia tenebrosa sau 24 năm biến mất.

Đăng ngày: 06/03/2023
Đặt camera theo dõi, người phụ nữ bất ngờ với những lần ghé thăm thú vị của

Đặt camera theo dõi, người phụ nữ bất ngờ với những lần ghé thăm thú vị của "khách không mời"

Sau khi lắp camera theo dõi, Jennifer mới biết hóa ra sân sau nhà mình là điểm đến thường ngày của rất nhiều loài vật đặc biệt.

Đăng ngày: 05/03/2023

"Hung thần" nghiền nát con non trước sự kinh hoàng của hà mã mẹ

Hà mã đặc biệt hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ. Chúng thậm chí có thể giết chết đồng loại vì điều này.

Đăng ngày: 05/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News