Khoảnh khắc rắn đen bụng đỏ nuốt chửng rắn nâu độc gây sốc

Chuyên gia bắt rắn Mitchell Thorburn của nhóm Gold Coast Snake Catchers nhìn thấy con rắn nâu độc phương đông nhô ra từ miệng một con rắn khác.


Video: Mitchell Thorburn

Thorburn chia sẻ thước phim ghi lại khoảnh khắc rắn đen bụng đỏ bò với phần đầu của rắn nâu nhỏ hơn nhô ra trong miệng trên mạng xã hội Facebook hôm 6/2. Người thợ bắt rắn cho biết nhiều khả năng rắn đen bụng đỏ đã nuốt gọn con mồi trước khi anh đến. Rắn nâu phương đông vẫn còn sống và đang thè lưỡi tìm cách thoát thân.

Rắn đen bụng đỏ thường dài khoảng 1,5 - 2 m và là một trong những loài rắn thường gặp nhất ở vùng ven biển phía đông Australia. Bảo tàng Australian mô tả chúng là loài rắn độc ít nguy hiểm nhất tại đất nước này. Ngược lại, rắn nâu phương đông chịu trách nhiệm gây ra nhiều ca tử vong ở Australia hơn bất kỳ loài rắn nào khác. Hai loài có kích thước tương đương nhau khi trưởng thành đầy đủ, nhưng con rắn nâu trong video của Thorburn chỉ là rắn non.

Khoảnh khắc rắn đen bụng đỏ nuốt chửng rắn nâu độc gây sốc
Rắn nâu vẫn còn sống sau khi bị rắn đen bụng đỏ nuốt chửng.

Rắn đen bụng đỏ không phải loài phàm ăn và săn nhiều động vật có xương sống đa dạng, bao gồm cá, nòng nọc, ếch nhái, thằn lằn và rắn. Thorburn giải thích chúng có thể tránh được nọc độc của con mồi bởi nọc độc cần tiếp xúc với máu thông qua nhát cắn chứ không phải nuốt chửng. Rắn đen bụng đỏ nổi tiếng thường xuyên ăn thịt đồng loại và nhiều khả năng chúng có khả năng miễn dịch ở mức độ nào đó đối với nọc độc của loài rắn khác.

Tuy nhiên, rắn nâu phương đông cũng có thể ăn thịt rắn đen bụng đỏ. Hồi tháng 1/2023, một người phụ nữ ở Adelaide ghi hình cuộc tử chiến giữa rắn nâu phương đông và rắn đen bụng đỏ. Trong trường hợp này, rắn nâu giành phần thắng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh ra là đã là con mồi, chạy đi đâu cũng không thể thoát khỏi số phận

Sinh ra là đã là con mồi, chạy đi đâu cũng không thể thoát khỏi số phận

Chó hoang là loài động vật cực kỳ năng động và khó nắm bắt. Để có được những bức hình đẹp hay những thước phim chân thật, ngoài kỹ năng thì may mắn là điều bắt buộc phải có đối với du khách.

Đăng ngày: 16/02/2023
Phát hiện con nhím châu Âu già nhất thế giới

Phát hiện con nhím châu Âu già nhất thế giới

Chú nhím Thorvald, 16 tuổi, đã phá kỷ lục trước đó để trở thành chú nhím châu Âu già nhất thế giới.

Đăng ngày: 15/02/2023
Không cần uống nước, đây là loài vật có thể sống tốt trên sa mạc

Không cần uống nước, đây là loài vật có thể sống tốt trên sa mạc

Loài vật bé nhỏ này khiến nhiều người ngạc nhiên vì khả năng sống sót trên sa mạc khắc nghiệt.

Đăng ngày: 14/02/2023
Loài chim biết giả chết để trốn tránh động vật săn mồi

Loài chim biết giả chết để trốn tránh động vật săn mồi

Ngay khi nghe thấy tiếng kêu báo động của chim bố, gà lôi nước châu Phi non sẽ bất động như chết đến khi nào chim săn mồi bỏ đi xa.

Đăng ngày: 13/02/2023
Tìm thấy hóa thạch loài chim cánh cụt lớn nhất từng tồn tại

Tìm thấy hóa thạch loài chim cánh cụt lớn nhất từng tồn tại

Hóa thạch hơn 55 triệu năm tuổi ở New Zealand tiết lộ một loài chim cánh cụt khổng lồ chưa từng được biết đến nặng 154kg.

Đăng ngày: 13/02/2023
Những loài vật hợp tác với con người để kiếm ăn

Những loài vật hợp tác với con người để kiếm ăn

Con người đã hợp tác với động vật hoang dã trong suốt lịch sử tiến hóa, hình thành quan hệ có lợi đôi bên mà các nhà sinh vật học gọi là hỗ sinh.

Đăng ngày: 12/02/2023
Sự thật đằng sau bức ảnh gấu Bắc Cực thở ra lửa khiến nhiều người xôn xao

Sự thật đằng sau bức ảnh gấu Bắc Cực thở ra lửa khiến nhiều người xôn xao

Hình ảnh ghi lại khoảnh khắc một con gấu Bắc Cực đang… thở ra lửa khiến nhiều người xôn xao và gây ra nhiều tranh cãi. Vậy sự thật đằng sau bức ảnh này là gì?

Đăng ngày: 11/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News