Sự thật đằng sau bức ảnh gấu Bắc Cực thở ra lửa khiến nhiều người xôn xao
Hình ảnh ghi lại khoảnh khắc một con gấu Bắc Cực đang… thở ra lửa khiến nhiều người xôn xao và gây ra nhiều tranh cãi. Vậy sự thật đằng sau bức ảnh này là gì?
Hình ảnh "gây sốt" sau khi được một người dùng chia sẻ lên Twitter, trước khi được chia sẻ lên nhiều nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram… cho thấy khoảnh khắc một con gấu Bắc Cực trưởng thành đang đứng tại một khu vực phủ đầy băng tuyết, với phần ánh sáng phát ra từ miệng, như thể con vật đang phun ra lửa.
Hình ảnh này đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng và nhiều người cho rằng bức ảnh chỉ là một sản phẩm của phần mềm chỉnh sửa ảnh.
Hình ảnh gấu Bắc Cực phun ra lửa đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng. (Ảnh: Twitter).
Tuy nhiên, trên thực tế đây là một khoảnh khắc có thật và bức ảnh không hề được chỉnh sửa. Bức ảnh được nhiếp ảnh gia người Mỹ chuyên chụp thiên nhiên Josh Anon chụp từ năm 2015, nhưng mới được "gây sốt" mạng xã hội trở lại trong thời gian gần đây.
Bức ảnh này được Anon chụp được trong chuyến thám hiểm đến Bắc Cực để chụp ảnh cực quang và các loài động vật tại đây.
Josh Anon cho biết ánh sáng gần miệng con gấu, giống như tia lửa, thực chất là ánh sáng mặt trời đang phản chiếu qua lớp băng và sương mù tại Bắc Cực. Josh Anon đã cố tình chọn góc chụp để khiến ánh sáng mặt trời giống như ngọn lửa được phát ra từ miệng của gấu Bắc Cực.
Chỉ đến khi sự thật về bức ảnh được hé lộ, những tranh cãi của cộng đồng mạng mới có thể chấm dứt. Nhiều người đã phải thừa nhận rằng Josh Anon đã chọn được góc chụp và khoảnh khắc phù hợp để tạo ra một bức ảnh "để đời".
Gấu Bắc Cực là loài động vật ăn thịt lớn nhất trên đất liền, sống ở khu vực xung quanh Bắc Băng Dương, bao gồm Bắc Cực, Canada, Alaska, Greenland, Nga và Na Uy. Cá thể gấu Bắc Cực đực trưởng thành có thể nặng từ 350 đến 540kg, có trường hợp nặng hơn 800kg, dù khá hiếm. Con cái trưởng thành có kích cỡ bằng một nửa con đực, nặng từ 200 đến 300kg, chiều cao từ 1,9 đến 2,1m, trong khi những cá thể đực cao từ 2,4 đến 2,6m khi đứng bằng 2 chân. Con gấu Bắc Cực lớn nhất từng được ghi nhận có cân nặng 1002kg và cao đến 3,39m ở tư thế đứng bằng 2 chân sau. Thức ăn chính của gấu Bắc Cực là các loài hải cẩu. Khi nguồn thức ăn khan hiếm, gấu Bắc Cực săn cá heo, voi biển, động vật gặm nhấm và thậm chí ăn cả những con gấu Bắc Cực chưa trưởng thành. Gấu Bắc Cực là loài săn mồi rất giỏi, có khả năng bơi ra biển xa đất liền hàng km để săn mồi. Gấu Bắc Cực cũng có khả năng và tiếp cận con mồi rất tốt khi đi săn trên đất liền. Để có thể thích nghi với một trong những môi trường khắc nghiệt nhất thế giới, gấu Bắc Cực có bộ lông dày và một lớp mỡ để giữ ấm và bảo vệ cơ thể khỏi giá lạnh. Loài vật này có làn da đen, giúp chúng hấp thụ tia nắng mặt trời và giữ ấm. Đặc biệt, lông gấu Bắc Cực không phải màu trắng như mọi người vẫn thấy, trên thực tế lông chúng trong suốt và màu trắng thường thấy ở loài gấu này là kết quả của sự phản xạ ánh sáng trắng từ mặt trời. |
Sự ấm lên của Trái đất đang làm ảnh hưởng đến môi trường sống và khả năng săn mồi của gấu Bắc Cực. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đang xếp gấu Bắc Cực vào danh sách những loài động vật sắp bị nguy cấp do mất môi trường sống và số lượng cá thể bị giảm sút.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
