Không bia, rượu vẫn… say xỉn và hỏng gan vì nguyên nhân khó tin
Một nhóm khoa học gia từ Trung Quốc và Mỹ đã xác định được Klebsiella pneumoniae, một loài vi khuẩn và cũng là "kẻ nấu rượu lậu" tồn tại trong ruột rất nhiều bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không do rượu.
Theo tác giả chính, GS-TS Jing Yuan, nhà vi trùng học tại Viện Nhi Khoa Thủ đô (Bắc Kinh, Trung Quốc), công trình khởi điểm từ một ca bệnh đặc biệt vài năm trước: nam thanh niên 27 tuổi, sau khi ăn một bữa no nê nhiều tinh bột và đường, không dùng một giọt bia, rượu nào bỗng dưng phải nhập viện vì… say xỉn quá mức.
Không uống bia, rượu, nhiều người vẫn bị hỏng gan do một "kẻ nấu rượu lậu" ngay trong ruột - (ảnh minh họa từ internet).
Từ đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra kẻ giấu mặt trong ruột anh này: Klebsiella pneumoniae đã lén lút nấu các thức ăn bột, đường thành rượu ngay trong cơ thể. Sau bữa ăn, bệnh nhân đã bị say bởi một lượng rượu tương đương với 15 shot rượu whisky độ cồn 40% (mỗi shot tương đương 1 ly hột mít nhỏ).
Đây là một phát hiện quan trọng bởi từ lâu, Klebsiella pneumoniae đã được biết đến nhưng bị coi là vô hại khi tồn tại trong ruột. Thí nghiệm tiếp theo trên chuột được thực hiện tại Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ) cho thấy chuột khi cho ăn vi khuẩn Klebsiella pneumoniae và bị cho uống rượu thì có độ tổn thương gan như nhau sau một thời gian.
Nhóm nghiên cứu cũng lấy mẫu vi khuẩn ở hơn 40 người bị gan nhiễm mỡ không do rượu và 50 người khác để đối chứng. Kết quả cho thấy lượng Klebsiella pneumoniae ở những người bị gan nhiễm mỡ không do rượu tuy chỉ có quân số đông hơn người bình thường một chút, nhưng đa phần lại thuộc những chủng Klebsiella pneumoniae có khả năng sản xuất rượu mạnh mẽ hơn đồng loại.
Do Klebsiella pneumoniae "nấu rượu" với nguyên liệu là thức ăn thuộc nhóm tinh bột-đường nên bệnh nhân càng ăn nhiều những món này, lượng rượu được sản xuất ra càng nhiều, tích tụ chất béo trong gan và gây tổn thương gan cho dù họ có thể là người chưa từng dùng bia rượu.
"Trong giai đoạn đầu, bênh gan nhiễm mỡ có thể hồi phục. Nếu xác định nguyên nhân sớm, chúng tôi có thể điều trị đúng và ngăn ngừa tổn thương gan" - tác giả Yuan nhấn mạnh. Những người bị gan nhiễm mỡ không do rượu liên quan đến Klebsiella pneumoniae được cho dùng kháng sinh để tiêu diệt bớt vi khuẩn, cộng với thay đổi chế độ ăn uống.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
