Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS

Tàu vũ trụ Soyuz MS-15 của Nga đưa 3 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế từ bãi phóng Baikonur ở Kazakhstan, để lại vệt khói dài và uốn lượn trên bầu trời.

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Tên lửa Soyuz được đưa bằng tàu hỏa tới bãi phóng Baikonur ở Kazakhstan hôm 23/9. Được phát triển từ thời Liên Xô và đưa vào hoạt động lần đầu năm 1966, đến nay Soyuz vẫn là một trong những dòng động cơ tên lửa đẩy hoạt động ổn định nhất với hơn 1.700 chuyến bay được thực hiện. (Ảnh: NASA).

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Sau khi đưa tới bãi phóng, tên lửa được dựng thẳng lên bệ. Trong ảnh là "trái tim" của tên lửa Soyuz, động cơ Soyuz-FG - động cơ duy nhất được sử dụng để đưa người lên trạm vũ trụ ISS kể từ tháng 10/2002. (Ảnh: AP).

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Valery Korzun, cựu phi hành gia và là người đứng đầu Trung tâm Huấn luyện Phi hành gia Yuri Gagarin, đang được ban phước bởi một linh mục Chính Thống giáo Nga trước buổi phóng tên lửa. (Ảnh: NASA).

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Tàu Soyuz sau khi được dựng lên bệ phóng, chiều cao hoàn chỉnh của nó là 46m. Soyuz có thể thực hiện mọi nhiệm vụ, từ đưa người, đưa hàng hóa cho đến đưa vệ tinh lên không gian. (Ảnh: AFP).

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Ba phi hành gia được đưa lên trạm ISS lần này: Hazzaa Ali Almansoori của UAE, Oleg Skripochka của Nga và phi hành gia Jessica Meir của Mỹ. Kể từ khi chấm dứt chương trình tàu con thoi vào năm 2011, NASA dựa vào tàu Soyuz để đưa người lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), mức phí mà họ phải trả cho 1 ghế trên tàu Soyuz vào khoảng 75 triệu USD. (Ảnh: AP).

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Khoảnh khắc động cơ tàu Soyuz bắt đầu hoạt động, đưa các phi hành gia rời khỏi bãi phóng Baikonur. Nga phải trả 115 triệu USD mỗi năm cho chính phủ Kazakhstan để thuê bãi phóng này. (Ảnh: AP).

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Nga đang dựa hoàn toàn vào Baikonur cho chương trình không gian của nước này, trong khi đang chờ bãi phóng Vostochny hoàn thành. (Ảnh: NASA).

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Người dân xem hình tàu Soyuz bay lên khỏi mặt đất. (Ảnh: AP).

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Tên lửa Soyuz chạm tới tầng mây. (Ảnh: Reuters).

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Soyuz tăng tốc tiếp cận ISS, nó sẽ bay quanh Trái Đất 4 vòng trong khoảng 6 tiếng trước khi kết nối với trạm vũ trụ quốc tế, nơi đang có 6 phi hành gia làm việc. (Ảnh: NASA).

Khung cảnh kỳ vĩ khi tàu vũ trụ Nga được phóng lên ISS
Bức ảnh này được chụp bởi phi hành gia Christina Koch từ ISS, ghi lại hình ảnh tàu Soyuz xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất, mang theo người bạn thân của cô là phi hành gia Jessica Meir. (Ảnh: NASA).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy cụm thiên hà cổ xưa nhất

Tìm thấy cụm thiên hà cổ xưa nhất

Các nhà thiên văn học quốc tế công bố phát hiện một cụm thiên hà hình thành trong giai đoạn đầu của vũ trụ cách đây hơn 13 tỷ năm.

Đăng ngày: 30/09/2019
UAE ghi tên mình vào lịch sử ISS

UAE ghi tên mình vào lịch sử ISS

Một công dân của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã làm nên lịch sử khi là người Arab đầu tiên đặt chân đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong một nhiệm vụ quan trọng kéo dài hơn 1 tuần.

Đăng ngày: 30/09/2019
Phi hành gia NASA ngồi từ ISS chụp cảnh bạn thân đang bay vào vũ trụ

Phi hành gia NASA ngồi từ ISS chụp cảnh bạn thân đang bay vào vũ trụ

Bức ảnh khói xoắn vòng bay giữa bầu khí quyển Trái Đất cùng ngôi sao sáng phía trên là hình ảnh tên lửa Soyuz của Nga giữa bầu trời đêm, chở theo người bạn thân của Christina Koch.

Đăng ngày: 30/09/2019
Sau nhiều năm, phi hành gia sắp được ăn mì

Sau nhiều năm, phi hành gia sắp được ăn mì

Các nhà khoa học đã phát triển phương pháp đóng gói mới, cho phép kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm gấp 3 lần hạn sử dụng thông thường.

Đăng ngày: 30/09/2019
Có một

Có một "Hệ Mặt trời lỗ đen" sở hữu… 10.000 hành tinh?

Một nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên arxiv.org đã khẳng định khả năng hình thành một hệ mặt trời khổng lồ với ngôi sao mẹ là một… lỗ đen quái vật.

Đăng ngày: 29/09/2019
Tìm kiếm những tín hiệu lạ từ các ngoại hành tinh xa xôi

Tìm kiếm những tín hiệu lạ từ các ngoại hành tinh xa xôi

Một nhóm các nhà thiên văn học đang tìm kiếm những tín hiệu lạ từ các ngoại hành tinh xa xôi, hay còn gọi là "kỹ thuật tín hiệu" bởi vì chúng có thể chỉ ra sự tồn tại của các nền văn minh thông minh ở những nơi khác trong vũ trụ.

Đăng ngày: 28/09/2019
Khoa học bối rối với

Khoa học bối rối với "chuyện lạ" hành tinh lớn xoay quanh sao lùn đỏ

Giới khoa học bất ngờ khi tìm thấy hệ mặt trời cách Trái Đất gần 30 năm ánh sáng, dù trung tâm là một ngôi sao lùn đỏ cỡ nhỏ vẫn giữ được hành tinh khối lượng lớn trong quỹ đạo.

Đăng ngày: 27/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News