Kinh hoàng nghề mát xa rắn để vắt nọc độc chế huyết thanh
Các nhà khoa học tại Viện Butantan ở Sao Paulo thu hoạch chất độc từ hàng trăm con rắn được nuôi nhốt để sản xuất chất kháng nọc độc sẽ cứu sống những người bị rắn độc cắn.
Nọc độc được chiết xuất từ mỗi con rắn mỗi tháng một lần trong quy trình phức tạp và nguy hiểm. Nắm chặt con rắn chết người đằng sau hàm của nó, Fabiola de Souza mát-xa tuyến nọc độc để vắt kiệt những giọt chất lỏng sẽ cứu sống mạng người khắp Brazil, nơi hàng nghìn người bị cắn mỗi năm.
De Souza và các đồng nghiệp của cô tại Viện Butantan ở Sao Paulo thu hoạch chất độc từ hàng trăm con rắn được nuôi nhốt để sản xuất chất kháng nọc độc. Nó được phân phối bởi bộ y tế cho các cơ sở y tế trên cả nước. Hàng chục loài rắn độc, bao gồm cả loài rắn lục, phát triển mạnh ở vùng khí hậu nóng ẩm của Brazil.
Theo số liệu chính thức, gần 29.000 người bị rắn cắn vào năm 2018 và hơn 100 người chết. Các bang có tỷ lệ rắn cắn cao nhất là ở lưu vực sông Amazon rộng lớn và hẻo lánh, nơi có thể mất hàng giờ để đến được bệnh viện có chất kháng nọc độc. Brazil cũng quyên góp một lượng nhỏ chất kháng nọc độc cho một số quốc gia ở Mỹ Latinh. Họ đang có kế hoạch bán huyết thanh cứu sinh ở nước ngoài để giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt toàn cầu, đặc biệt ở châu Phi.
Sử dụng một cây gậy có móc, de Souza cẩn thận nhấc một trong những sinh vật bò sát ra khỏi hộp nhựa của nó và điều khiển nó vào một cái trống chứa carbon dioxide. Trong vòng vài phút, con rắn ngủ thiếp đi. "Nó làm cho con vật bớt căng thẳng", de Souza giải thích. Con rắn sau đó được đặt trên băng ghế dài bằng thép không gỉ trong phòng nơi nhiệt độ dao động khoảng 27 độ C.
De Souza có vài phút để rút nọc độc một cách an toàn trước khi con rắn bắt đầu cựa quậy. Những con rắn được cho ăn chuột được nuôi tại viện nghiên cứu. Sau khi ép nọc, de Souza ghi lại trọng lượng và chiều dài của con rắn trước khi đặt nó trở lại vào thùng chứa. Chất kháng nọc độc được tạo ra bằng cách tiêm một lượng nhỏ chất độc vào ngựa được Butantan giữ trong trang trại để kích hoạt phản ứng miễn dịch tạo ra kháng thể chống độc tố tấn công.
Nọc sau đó được chiết xuất từ con vật và các kháng thể được thu hoạch để tạo ra loại huyết thanh sẽ được dùng cho những nạn nhân bị rắn cắn. Người quản lý dự án Butantan, Fan Hui Wen, người Brazil, cho biết viện đang tạo ra tất cả chất kháng nọc độc của đất nước - khoảng 250.000 lọ 10-15 ml mỗi năm. Khoảng 5,4 triệu người ước tính bị rắn cắn mỗi năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
81.000 đến 138.000 người chết do rắn cắn trong khi nhiều người khác bị cắt chi và các khuyết tật vĩnh viễn khác do độc tố. Để giảm số người chết và bị thương, WHO đã tiết lộ kế hoạch vào đầu năm nay bao gồm việc thúc đẩy sản xuất các loại chất kháng nọc độc chất lượng. Brazil là một phần của chiến lược đó và có thể bắt đầu xuất khẩu chất kháng nọc độc sớm nhất vào năm tới, bà Wen nói.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
