Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia

Ít nhất 13 người thiệt mạng, gần 100 người bị thương, hàng nghìn người phải sơ tán sau khi núi lửa Semeru ở đảo Java, Indonesia bất chợt phun trào.

Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia
Núi lửa Semeru
với độ cao hơn 3.600m là ngọn núi cao nhất trên đảo Java, Indonesia. Chiều 4/12, núi lửa Semeru phun cột tro bụi, khí nóng và dung nham đầu tiên khiến hàng nghìn người hoảng loạn tháo chạy.

Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia
Cột tro bụi hình nấm của núi lửa Semeru nhanh chóng trút xuống ít nhất 11 ngôi làng xung quanh.

Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia
Theo Cơ quan Địa vật lý và Khí tượng Indonesia, các hình ảnh vệ tinh cho thấy tro của núi lửa đã lan ra Ấn Độ Dương ở khu vực phía Nam đảo Java.

Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia
Hàng trăm gia đình phải đi lánh nạn sau khi nhà cửa bị tro bụi và dung nham phá hủy. Trong ảnh: Một nhà máy đang xây dựng bị tro bụi từ vụ núi lửa Semeru phun trào phủ kín.

Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia
Vụ phun trào cũng đã phá hủy nhiều tuyến giao thông quan trọng khiến việc tiếp cận của lực lượng cứu hộ tới các khu vực ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn. Trong ảnh: Phần còn lại của một cây cầu bị phá hủy bởi dung nham núi lửa Semeru hôm 5/12.

Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia
Giới chức địa phương đang đánh giá tình hình thiệt hại trên thực địa đồng thời thiết lập một vùng cấm với bán kính 5 km xung quanh miệng núi lửa. Lực lượng ứng phó thảm họa tỉnh đang khẩn trương triển khai trại tị nạn, đảm bảo cung cấp thực phẩm, khẩu trang, chăn ấm và nơi trú ẩn cho người dân.

Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia
Núi lửa Semeru, đã từng phun trào vào tháng 1 năm nay, không gây thương vong song cũng khiến hàng nghìn người cũng đã phải sơ tán.

Kinh hoàng tro bụi núi lửa phủ kín cảnh vật ở Indonesia
Indonesia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng lục địa va chạm thường xuyên gây địa chấn và núi lửa hoạt động. Indonesia có gần 130 núi lửa đang hoạt động. Cuối năm 2018, một ngọn núi lửa ở eo biển giữa đảo Java và đảo Sumatra phun trào, gây lở đất ngầm dưới nước và sóng thần khiến hơn 400 người thiệt mạng. Trong ảnh: Người đàn ông dắt trâu đi sơ tán sau khi núi lửa Semeru phun trào hôm 4/12.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồ và ao khác nhau như thế nào?

Hồ và ao khác nhau như thế nào?

Cùng là các vùng chứa nước ngọt trên cạn, song sự khác biệt giữa hồ và ao là gì?

Đăng ngày: 06/12/2021
Hồ ngũ sắc được ví như

Hồ ngũ sắc được ví như "nồi nấu ăn" nằm trong miệng núi lửa Nhật Bản

Nằm ở tỉnh Miyagi, Nhật Bản, hồ nước nằm trong miệng núi lửa Okama được đặt tên một cách khéo léo vì hình dáng của hồ giống như chiếc nồi nấu ăn truyền thống.

Đăng ngày: 06/12/2021
Chiêm ngưỡng đỉnh núi cao nhất trên Trái đất nhìn từ trạm ISS

Chiêm ngưỡng đỉnh núi cao nhất trên Trái đất nhìn từ trạm ISS

Sau nhiều lần thử, phi hành gia Mark T. Vande Hei trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã chụp thành công núi Everest từ không gian.

Đăng ngày: 03/12/2021
Mưa lớn kéo dài, gần 60.000 ngôi nhà ở miền Trung ngập sâu trong nước

Mưa lớn kéo dài, gần 60.000 ngôi nhà ở miền Trung ngập sâu trong nước

Theo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, tính đến 6h30 sáng ngày 1/12, có 59.739 ngôi nhà người dân ở Nam Trung Bộ bị ngập trong nước.

Đăng ngày: 01/12/2021
Nhà máy điện rác

Nhà máy điện rác "khổng lồ" ở Hà Nội, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc

Nhà máy điện rác Sóc Sơn có tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng, giúp giải quyết 75% lượng rác của thành phố Hà Nội. Xung quanh nhà máy bố trí như công viên cho người dân tập thể dục.

Đăng ngày: 26/11/2021
Bí mật rợn người về

Bí mật rợn người về "đảo đầu lâu" giữa biển Caribean

Một hòn đảo không người nhưng có nhiều mảnh vỡ hộp sọ dị hình giữa biển Caribean đã gây tò mò cho giới khảo cổ. Hòn đảo mang tên Petite Musique, biệt danh là đảo đầu lâu.

Đăng ngày: 25/11/2021
Hạt vi nhựa - Hiểm họa khôn lường đối với đại dương

Hạt vi nhựa - Hiểm họa khôn lường đối với đại dương

Đại dương đang phải đối mặt với những hiểm họa từ rác thải nhựa, dây thừng nilon được sử dụng trên các tàu đánh bắt cá là một trong những nguyên nhân.

Đăng ngày: 24/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News