Kính kim cương siêu cứng có độ dẫn nhiệt cao nhất
Các chuyên gia dùng áp suất biến đổi một vật liệu carbon thành loại kính mới có tiềm năng đưa vào sản xuất hàng loạt với tính ứng dụng cao.
Nhóm nghiên cứu quốc tế tổng hợp loại kính carbon mới siêu cứng với tiềm năng ứng dụng dồi dào trong các thiết bị và đồ điện tử. Đây là loại kính cứng nhất với độ dẫn nhiệt cao nhất trong số các vật liệu kính hiện nay. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature hôm 24/11.
Quá trình xử lý với nhiệt độ thấp và áp suất cao trong phòng thí nghiệm có thể biến vật liệu buckyball thành kính kim cương siêu cứng. (Ảnh: Shutterstock)
Cách các nguyên tử liên kết hóa học với nhau và sự sắp xếp cấu trúc của chúng quyết định tính chất vật lý của một vật liệu, bao gồm cả những tính chất có thể quan sát bằng mắt thường và những tính chất chỉ được hé lộ qua phân tích khoa học.
Carbon dẫn đầu về khả năng tạo thành các cấu trúc ổn định, dù đứng một mình hay kết hợp với nguyên tố khác. Một số dạng carbon có cách tổ chức tinh vi với các mạng tinh thể lặp lại. Số khác có trật tự hỗn loạn hơn, được gọi là vô định hình. Loại liên kết giúp gắn kết vật liệu gốc carbon sẽ quyết định độ cứng. Ví dụ, than chì mềm có các liên kết hai chiều còn kim cương cứng có các liên kết ba chiều.
"Tổng hợp vật liệu carbon vô định hình với liên kết ba chiều là mục tiêu đã tồn tại từ lâu. Mấu chốt là tìm ra vật liệu ban đầu thích hợp để biến đổi bằng áp suất", Yingwei Fei, chuyên gia tại Viện Khoa học Carnegie, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích.
"Suốt nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu tại Carnegie đã đi đầu trong lĩnh vực này. Chúng tôi sử dụng những kỹ thuật phòng thí nghiệm để tạo ra áp suất cực lớn, từ đó chế tạo vật liệu mới hoặc mô phỏng những điều kiện giống như ở sâu bên trong các hành tinh", Richard Carlson, giám đốc Phòng thí nghiệm Hành tinh và Trái Đất tại Viện Khoa học Carnegie, cho biết.
Do nhiệt độ nóng chảy quá cao, kim cương không thể dùng làm vật liệu ban đầu để tổng hợp loại kính giống kim cương. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi chuyên gia Bingbing Liu và Mingguang Yao tại Đại học Cát Lâm đã tạo ra đột phá bằng cách sử dụng dạng carbon gồm 60 phân tử xếp lại thành một quả cầu rỗng. Vật liệu này được gọi là buckyball và từng mang về giải Nobel danh giá.
Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia đã nung nóng nó vừa đủ để làm sụp đổ cấu trúc giống quả bóng đá của buckyball, gây ra sự mất trật tự, sau đó biến carbon thành kim cương tinh thể dưới áp suất. Nhóm nghiên cứu sử dụng máy ép dung tích lớn để tổng hợp loại kính giống kim cương. Họ xác nhận các đặc tính của nó bằng nhiều kỹ thuật tiên tiến chuyên dùng để tìm hiểu cấu trúc nguyên tử.
"Loại kính với đặc tính ưu việt như vậy sẽ mở ra cánh cửa cho những ứng dụng mới. Chúng tôi có thể tổng hợp loại kính kim cương siêu cứng mới ở nhiệt độ tương đối thấp. Điều này giúp việc sản xuất hàng loạt trở nên khả thi hơn", Fei cho biết.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
