Kinh sợ cảnh bầu trời rực cháy như hoả ngục vì núi lửa Hawaii

Ảnh chụp cho thấy bầu trời bị nhuộm màu đỏ do dung nham cháy rực ngay trước sân nhà của cư dân.

Một bà cụ ở Mỹ đã chứng kiến núi lửa phun trào ngay từ phòng ngủ của mình trước khi sơ tán, tờ The Sun đưa tin.

Dona Mueller, 75 tuổi, sống tại Puna, Hawaii, phát hiện dung nham đỏ rực đang được phun ra từ các khe nứt núi lửa ngay trước nhà.

Bà buộc phải sơ tán vì những cơn dư chấn của vụ phun trào mạnh đến nỗi cửa sổ của gia đình bị vỡ tan tành.

Kinh sợ cảnh bầu trời rực cháy như hoả ngục vì núi lửa Hawaii
Núi lửa phun trào ngay trước nhà của bà Dona.

Kinh sợ cảnh bầu trời rực cháy như hoả ngục vì núi lửa Hawaii
Những cơn dư chấn của vụ phun trào mạnh đến nỗi cửa sổ của gia đình bị vỡ tan tành.

Kinh sợ cảnh bầu trời rực cháy như hoả ngục vì núi lửa Hawaii
Ảnh chụp cho thấy bầu trời bị nhuộm màu đỏ do dung nham cháy rực.

Kinh sợ cảnh bầu trời rực cháy như hoả ngục vì núi lửa Hawaii
Núi lửa Kilauea đã phun trào từ nhiều khe nứt trong 2 tuần qua.

Nhiếp ảnh gia Joseph Anthony, 44 tuổi, đã ghi lại khoảnh khắc ấn tượng này trước sân nhà bà Dona. Ảnh chụp cho thấy bầu trời bị nhuộm màu đỏ do dung nham cháy rực.

Dona, người đã sống ở đây từ năm 1980, cho biết: "Những vụ phun trào mạnh đang xảy ra thường xuyên hơn trong khu vực của chúng tôi”.

"Con gái tôi sắp đến sống ở Hawaii trong 2 năm nhưng nếu nhà của tôi bị dung nham phá hủy, có lẽ tôi sẽ chuyển đến Los Angeles”, bà nói thêm. "Chúng tôi sẽ phải đợi xem điều gì sẽ xảy ra trong vài ngày tới để xem khi nào có thể về nhà".

Núi lửa Kilauea đã phun trào từ nhiều khe nứt trong 2 tuần qua, khiến dung nham tràn ra phố, phá hủy hàng chục căn nhà.

Ngày 17/5, đỉnh núi lửa phun trào và tạo ra một cột khói khổng lồ cao tới 9.000m.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Hawaii: Núi lửa Kilauea tạo ra cột tro bụi mịt mù cao đến 9.000 mét

Hawaii: Núi lửa Kilauea tạo ra cột tro bụi mịt mù cao đến 9.000 mét

Cơ quan Theo dõi núi lửa Hawaii cho biết vụ nổ trong miệng núi lửa Halemaumau thuộc núi lửa Kilauea đã tạo ra một đám mây tro bụi cao đến 9.000m và đang theo gió cuốn về phía Tây Bắc.

Đăng ngày: 18/05/2018
Băng lâu năm ở Bắc Cực đang biến mất

Băng lâu năm ở Bắc Cực đang biến mất

Điều này càng làm tăng khả năng xảy ra dự đoán là tới giữa thế kỉ này sẽ không còn một tảng băng nào vào mùa hè trên biển Bắc Cực nữa.

Đăng ngày: 17/05/2018
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ phạm tội do căng thẳng

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ phạm tội do căng thẳng

Khi con người tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí, chúng ta dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư phổi hay cả chứng bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

Đăng ngày: 17/05/2018
Loại enzyme kỳ diệu mới sẽ tiêu hủy nhựa như thế nào?

Loại enzyme kỳ diệu mới sẽ tiêu hủy nhựa như thế nào?

Những chai nhựa chúng ta vứt đi hàng ngày sẽ tồn tại đến hàng trăm năm. Đó là một trong những lý do quan trọng vì sao vấn đề ô nhiễm nhựa lại trở nên nghiêm trọng như hiện nay.

Đăng ngày: 16/05/2018
Thắt lòng trước cảnh chim chết hàng loạt trên đảo xa

Thắt lòng trước cảnh chim chết hàng loạt trên đảo xa

Những thước phim tư liệu về rác nhựa đầy chặt trong xác những chú chim đang phân hủy trên một hòn đảo Thái Bình Dương xa xôi đã khiến nhiều người chứng kiến phải quặn lòng.

Đăng ngày: 13/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News