Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Theo Digital Trends, kính viễn vọng không gian Hubble mới đây đã bắt được khoảnh khắc đáng chú ý trong vũ trụ, dựa trên kết quả hình ảnh về hai lần phơi sáng riêng biệt đã được hợp nhất, kính viễn vọng đã cho thấy ngôi sao BD+17 2217 tỏa sáng rực rỡ trên nền thiên hà dị thường Arp 263.


Ngôi sao BD+17 2217 sáng rực rỡ của thiên hà dị thường Arp 263.

Các thiên hà dị thường có cấu trúc không đồng đều, không giống như các thiên hà hình elip hoặc xoắn ốc như Dải Ngân Hà của chúng ta. Thiên hà Arp 263 có vẻ ngoài loang lổ và nhiều đám mây, với một số khu vực phát sáng rực rỡ do quá trình hình thành sao mới, trong khi ở một số khu vực khác gần như trống rỗng.

Những thiên hà như vậy thường được hình thành do sự tương tác nào đó với các thiên hà khác, điều này có thể xảy ra khi một thiên hà lớn di chuyển ngang qua và kéo thiên hà ban đầu ra khỏi hình dạng vốn dĩ của nó. Trong trường hợp của Arp 263, người ta cho rằng nó đã biến thành hình dạng dị thường khi hai thiên hà hợp nhất.

Nói về ngôi sao “cô đơn” cực sáng, điều bất thường nằm ở hình ảnh nó được tạo ra và hiệu ứng phát ra từ các gai nhiễu xạ đặc biệt đến từ các vật thể sáng. Những gai sáng này là do cấu trúc hình học của gương mà Hubble sử dụng để quan sát các vật thể ở xa gây ra. Các hình ảnh sao sáng điển hình của Hubble thường có bốn gai nhiễu xạ (so với sáu gai nhiễu xạ được thấy trong các hình ảnh từ kính James Webb), nhưng trong trường hợp này, Hubble tại bắt được hình ảnh có đến tám gai nhiễu xạ.

Điều này là do hai bộ dữ liệu khác nhau đã được kết hợp để tạo ra hình ảnh, mỗi bộ được chụp ở một góc độ khác nhau, vì vậy hình ảnh sẽ có số lượng gai tăng gấp đôi một cách đột biến và đem lại hình ảnh đẹp mê hồn cho kính viễn vọng không gian Hubble.

Bạn đọc quan tâm có thể truy cập đường dẫn này để có thể chiêm ngưỡng ảnh chụp chất lượng cao về ngôi sao BD+17 2217.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News