Kính viễn vọng James Webb đo nhiệt độ hành tinh giống Trái đất

Dữ liệu mới từ kính viễn vọng James Webb cho thấy "hành tinh anh em" của Trái đất có nhiệt độ vào ban ngày khoảng 230°C.

Kính viễn vọng James Webb đo nhiệt độ hành tinh giống Trái đất
Mô phỏng hành tinh đá Trappist-1b quay quanh ngôi sao lùn đỏ Trappist-1. (Ảnh: NASA)

Khi hệ thống Trappist-1 được phát hiện vào năm 2017, các nhà thiên văn học đã rất phấn khích trước viễn cảnh một vài trong tổng số 7 hành tinh đá của nó - với kích thước và khối lượng gần tương tự Trái đất - có thể ở được.

Chỉ cách chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng, các ngoại hành tinh này quay quanh ngôi sao lùn đỏ Trappist-1 với quỹ đạo gần hơn nhiều so với các hành tinh đá trong Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, ngôi sao của chúng "mát mẻ" hơn và tỏa ra ít năng lượng hơn nhiều so với Mặt trời.

Hệ thống Trappist-1 đã tạo ra một mục tiêu rõ ràng cho James Webb, kính viễn vọng không gian mạnh mẽ nhất của NASA với một loạt khám phá đáng kinh ngạc kể từ khi công bố những quan sát đầu tiên vào tháng 7 năm ngoái.

Trong khám phá mới được công bố trên tạp chí Nature hôm 27/3, các nhà thiên văn học đã tập trung vào Trappist-1b, hành tinh gần sao chủ nhất và dễ phát hiện nhất trong hệ thống Trappist-1. Thiết bị hồng ngoại tầm trung (MIRI) của Webb đã đo sự thay đổi độ sáng khi hành tinh di chuyển phía sau ngôi sao, trong hiện tượng được gọi là nhật thực thứ cấp.

Kính viễn vọng James Webb đo nhiệt độ hành tinh giống Trái đất
Mô phỏng hệ thống Trappist-1, trong đó Trappist-1b là hành tinh nằm gần sao chủ nhất. (Ảnh: AFP)

"Ngay trước khi biến mất phía sau ngôi sao, hành tinh phát ra nhiều ánh sáng nhất vì nó hầu như chỉ thể hiện mặt 'ban ngày' của mình", nhà vật lý thiên văn Elsa Ducrot từ Ủy ban Năng lượng Nguyên tử và Năng lượng Thay thế của Pháp, đồng tác giả nghiên cứu, nói với AFP.

Bằng cách trừ đi độ sáng của ngôi sao, các nhà nghiên cứu đã tính toán lượng ánh sáng hồng ngoại mà hành tinh này phát ra. Do đó, thiết bị MIRI có thể hoạt động giống như "một nhiệt kế không chạm khổng lồ".

Theo NASA, nhiệt độ ban ngày của Trappist-1b vào khoảng 230°C, "gần như hoàn hảo để nướng bánh pizza". Tuy nhiên, nhiệt không được phân phối trên khắp bề mặt, một vai trò thường được cung cấp bởi bầu khí quyển.

Do đó, các nhà khoa học kết luận "hành tinh anh em" của Trái đất "có rất ít hoặc không có bầu khí quyển". Nếu có, bầu khí quyển của nó chắc chắn không có carbon dioxide vì nhóm nghiên cứu không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của ánh sáng bị carbon dioxide hấp thụ.

Ducrot cho biết các kính viễn vọng không gian trước đây như Spitzer không thể chỉ ra Trappist-1b có bầu khí quyển hay không, mặc dù đã quan sát 28 lần nhật thực thứ cấp. Khả năng phân tích bầu khí quyển của Webb sẽ mở ra một kỷ nguyên mới trong việc nghiên cứu các hành tinh đá bên ngoài Hệ Mặt trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Họng súng vũ trụ" gấp 20 lần Trái đất xuất hiện, 31/3 địa cầu đón "bão'' lớn

Một vết đen Mặt trời - dạng " họng súng vũ trụ" có thể bắn phá các hành tinh và gây bão địa từ - đang hướng về phía Trái đất và giải phóng luồng năng lượng tốc độ lên tới 1,8 triệu dặm giờ.

Đăng ngày: 29/03/2023
Dịch vụ Internet trên trời của Elon Musk gặp đối thủ lớn

Dịch vụ Internet trên trời của Elon Musk gặp đối thủ lớn

Giám đốc điều hành OneWeb cho biết công ty đã đưa thành công tổng số 616 vệ tinh lên quỹ đạo nhằm phủ sóng Internet toàn cầu trong năm nay.

Đăng ngày: 28/03/2023
Phát hiện

Phát hiện "khách ngoài hành tinh" đầu tiên đến Trái đất: 3,48 tỉ năm tuổi

Những mảnh vỡ bí ẩn không thuộc về bất cứ thứ gì tên Trái Đất đã được khai quật từ hệ tầng Dessert thuộc nền cổ Pilbara Craton lừng danh ở Tây Úc.

Đăng ngày: 28/03/2023
Mỹ - Anh tiết lộ “thợ săn” sinh vật ngoài hành tinh mới

Mỹ - Anh tiết lộ “thợ săn” sinh vật ngoài hành tinh mới

Một bộ não nhân tạo với khả năng sàng lọc các dấu hiệu về sinh vật ngoài hành tinh ưu việt hơn con người và mọi thiết bị hỗ trợ ngày nay vừa được tiết lộ bởi Viện SETI.

Đăng ngày: 28/03/2023
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 28/03/2023
Cầu lửa tàng hình va chạm, bầu trời Mỹ đổi màu hồng, NASA cũng

Cầu lửa tàng hình va chạm, bầu trời Mỹ đổi màu hồng, NASA cũng "bó tay"

Theo Live Science, hiện tượng đã khiến bầu trời đêm từ nước Mỹ từ các bang ở miền Bắc cho đến tận phía Nam Alabama và Bắc California đổi màu hồng cẩm kỳ lạ vào rạng sáng 24-3.

Đăng ngày: 27/03/2023
Lý giải mới về nguồn gốc của vật thể bí ẩn Oumuamua

Lý giải mới về nguồn gốc của vật thể bí ẩn Oumuamua

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature đã đưa ra cách lý giải nguồn gốc của Oumuamua.

Đăng ngày: 27/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News