Kỹ thuật ghép phổi từ người cho sống được nghiệm thu xuất sắc

Bệnh nhân 7 tuổi được ghép phổi do giãn phế quản lan tỏa gây biến chứng suy hô hấp, tâm phế mạn, sau gần 2 năm sức khỏe ổn định.

Chiều 27/12, Hội đồng khoa học Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng đã nghiệm thu đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống hoặc người cho chết não" do GS Đỗ Quyết, Học viện Quân y làm chủ nhiệm đề tài.

Bệnh nhân là cháu Ly Chương Bình (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) bị giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa hai phổi, đã biến chứng suy hô hấp, tâm phế mạn. Bệnh khiến cháu bé suy dinh dưỡng độ III được chỉ định bắt buộc phải ghép phổi.


Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực của bệnh nhân trước khi ghép phổi. (Ảnh: Bệnh viện Quân y 103).

Sau đó bác sĩ đã cắt bỏ toàn bộ 2 lá phổi của người bệnh, lấy 1 thùy phổi từ bố đẻ và 1 thùy từ bác ruột để ghép. Sau mổ, 2 người cho được rút ống nội khí quản và phổi đã giãn nở ra hoàn toàn. Không có biến chứng nào đối với cả người cho và nhận phổi. Cháu bé không có biến chứng về lâm sàng cũng như nhiễm trùng.

Đến nay, sau gần 2 năm ghép phổi, cháu Ly Chương Bình tăng cân, sức khỏe ổn định, đã đi học và sinh hoạt bình thường.


Cháu Ly Chương Bình và mẹ đẻ. Ảnh chụp chiều 27/12. (Ảnh: BN).

GS Đỗ Quyết cho biết, để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã phối hợp với chuyên gia Nhật Bản và chuẩn bị từng bước sẵn sàng cho việc làm chủ kỹ thuật. Ca ghép đã thành công, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng được các quy trình, kỹ thuật ghép thùy phổi từ người cho sống và hồi sức, điều trị, theo dõi sau ghép phổi. Đề tài hoàn thành sớm một năm so với dự kiến ban đầu.

Hội đồng khoa học đánh giá đề tài đạt mức xuất sắc và đề nghị nhóm nghiên cứu hoàn thiện báo cáo, chuẩn hóa các quy trình coi đây là tư liệu quý của quốc gia. Với thành công này ghép phổi có thể trở thành kỹ thuật thường quy tại Bệnh viện Quân y 103 và nhiều bệnh viện lớn tại Việt Nam.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News