Lá cờ siêu bền của Trung Quốc trên Mặt trăng

Lá quốc kỳ Trung Quốc trên Mặt trăng được làm từ sợi bazan vô cơ, cách nhiệt, chống bức xạ rất tốt và chỉ mỏng bằng 1/3 tóc người.

Các nhà khoa học Trung Quốc hé lộ những chi tiết về cách chế tạo lá quốc kỳ đặc biệt mà tàu đổ bộ của nhiệm vụ Hằng Nga 6 giương lên trên Mặt trăng tuần trước, ECNS hôm 9/6 đưa tin. Lá cờ được chế tạo để chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt như dao động nhiệt độ trung bình, cao và thấp, môi trường chân không, bức xạ cực tím mạnh. Đây cũng là quốc kỳ đầu tiên trên thế giới được giương lên ở phía xa của Mặt trăng.


Cờ Trung Quốc được tàu đổ bộ của nhiệm vụ Hằng Nga 6 giương lên ở phía xa của Mặt trăng hôm 4/6. (Ảnh: China Daily).

Lá cờ đặc biệt được làm từ loại sợi bazan do Đại học Dệt may Vũ Hán và Tập đoàn Vũ trụ Trung Quốc Sanjiang hợp tác phát triển. Xu Weilin, học giả tại Viện Kỹ thuật Trung Quốc (CAE), hiệu trưởng Đại học Dệt may Vũ Hán, cùng các cộng sự đã phát triển thành công "phiên bản bằng đá" chất lượng cao của quốc kỳ vải sau khi vượt qua những thách thức lớn trong 4 năm qua, bao gồm khó khăn trong việc dệt sợi và đảm bảo màu sắc không phai.

Sợi bazan là loại sợi vô cơ, cách nhiệt và chống bức xạ rất tốt nên có thể chịu được môi trường khắc nghiệt trên Mặt trăng, Xu cho biết. Nhưng những đặc điểm của sợi bazan như bề mặt nhẵn, giòn và dễ gãy, gây khó khăn cho công đoạn kéo sợi và dệt.

Lá cờ của tàu Hằng Nga 6 có cùng kích thước với lá cờ trong nhiệm vụ Hằng Nga 5 cắm ở phía gần của Mặt trăng, khoảng 30 cm x 20 cm, tương đương tờ giấy A4. Khối lượng riêng của sợi bazan dùng cho cờ Hằng Nga 6 gần gấp đôi so với vật liệu làm cờ Hằng Nga 5. Do đó, lá cờ sợi bazan đáng lẽ cũng sẽ nặng hơn. Tuy nhiên, nhóm của Xu đã phát triển sợi bazan siêu mảnh với đường kính bằng khoảng 1/3 sợi tóc người nên cuối cùng, nó chỉ nặng 11,3 gram, nhẹ hơn 0,5 gram so với cờ Hằng Nga 5.

Xu cho biết, sợi bazan là vật liệu nhẹ và linh hoạt nên sẽ được sử dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, ví dụ, dùng làm bộ đồ vũ trụ, tàu vũ trụ và căn cứ trên Mặt trăng. Nhóm của Xu đã bắt đầu nghiên cứu cách ứng dụng sợi bazan trong những việc đòi hỏi khả năng chịu nhiệt và chống cháy như làm quần áo và túi bảo hộ, tận dụng tối đa khả năng của bazan siêu mảnh để chống chọi với các điều kiện môi trường đặc biệt.

Bộ đồ chống cháy làm từ sợi bazan không chỉ có khả năng chống cháy và cách nhiệt mà còn tiết kiệm chi phí, theo Cao Genyang, giáo sư trong nhóm của Xu, người cũng tham gia phát triển cờ Hằng Nga 5. "Sợi bazan có giá 25.000 nhân dân tệ (3.450 USD) mỗi tấn, thấp hơn nhiều so với sợi thạch anh và sợi carbon, do đó triển vọng thị trường rất lớn", ông nói.

Những bộ đồ cứu hỏa và dây cứu sinh điển hình thường được làm từ vật liệu hữu cơ và sẽ cháy khi tiếp xúc với mức nhiệt khoảng 550 độ C. "Nhiệt độ nóng chảy của bộ đồ bằng sợi bazan là 1.600 độ C nên có thể dùng trong thời gian ngắn ở mức 1.200 độ C và sử dụng lâu dài ở mức 800 độ C", Cao giải thích. Ông cũng cho biết, bộ đồ cứu hỏa, chăn chống cháy và các sản phẩm liên quan làm từ sợi bazan sẽ dần được sản xuất trong những năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?

Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?

"Vụ nổ ánh sáng", còn gọi là bức xạ Cherenkov, là một loại bức xạ điện từ có bước sóng ngắn chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu dưới dạng tia sáng xanh.

Đăng ngày: 12/05/2025
Những

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ

Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Đăng ngày: 12/05/2025
Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?

Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?

Dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy NASA đã đi đúng hướng trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 12/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?

Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?

Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng không một ai dám chắc những ngôi sao đã biến mất thế nào, và giờ chúng đang ở đâu.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ

Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ "gã khổng lồ của Oort"

Lyrids là trận mưa sao băng được ghi nhận đầu tiên trên thế giới: Từ năm 687 trước Công Nguyên, bởi các nhà thiên văn Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News