Lạ kỳ mặt dây chuyền hình dương vật 42.000 năm tuổi
Các nhà khảo cổ học ở miền bắc Mông Cổ đã phát hiện ra vật dài 4,3 cm tại một địa điểm được gọi là Tolbor-21 nằm ở dãy núi Khangai. Mảnh này là một phần của bộ sưu tập tại Học viện Khoa học Mông Cổ kể từ năm 2016, theo một nghiên cứu được công bố ngày 12/6 trên tạp chí Scientific Reports.
Mặt dây chuyền hình dương vật được chạm khắc từ một khối than chì. Đây có thể là cổ vật về dương vật lâu đời nhất được biết đến trên thế giới.
Sau khi tiến hành xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và phân tích bằng kính hiển vi, các nhà nghiên cứu xác định rằng, hiện vật thời kỳ đồ đá cũ đã được tạo ra cách đây khoảng 42.000 năm và một nghệ nhân cổ đại đã sử dụng than chì từ cách đó khoảng 100km để tạo ra mảnh ghép chính xác về mặt giải phẫu.
Solange Rigaud, tác giả chính của nghiên cứu, nhà khảo cổ học tại Đại học Bordeaux và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS) ở Pháp, cho biết: “Than chì là một vật liệu quý hiếm và không được sử dụng phổ biến ở khu vực này trong thời gian đó. Nó đến từ một nơi rất xa và có lẽ đã được trao đổi bởi một nhóm người du mục".
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhà sản xuất đã sử dụng các công cụ bằng đá để chạm khắc mặt dây chuyền khá tinh xảo, như tạo một đường rãnh mô tả niệu đạo, ống dẫn nước tiểu. Theo nghiên cứu, có một đường rãnh bổ sung cắt ngang phần giữa của mặt dây chuyền có khả năng được sử dụng để buộc món đồ vào người đeo, có thể là một chiếc vòng cổ.
Nhóm nghiên cứu cho biết, mặt dây chuyền này là tác phẩm nghệ thuật về dương vật lâu đời nhất được biết đến trên thế giới cùng với các tác phẩm chạm khắc khác về cơ quan sinh dục nữ như tác phẩm nghệ thuật về bộ phận sinh dục nữ từ 37.000 năm trước tại Abri Castanet ở Pháp.
Mặc dù đây có thể là cổ vật lâu đời nhất được biết đến với hình dạng dương vật trên thế giới, nhưng Rigaud cho biết đây không phải là vật trang trí lâu đời nhất. Theo nghiên cứu, các nhà khảo cổ học trên khắp Âu Á đã khai quật được đồ trang trí cá nhân có nguồn gốc từ răng động vật và vỏ đục lỗ tại các địa điểm có niên đại từ 130.000 đến 150.000 năm tuổi. Những địa điểm này từng là nơi sinh sống của người Neanderthal.
Ngoài mặt dây chuyền hình dương vật, các nhà khảo cổ còn khai quật được một mặt dây chuyền và chuỗi hạt làm từ vỏ trứng đà điểu, mặt dây chuyền bằng đá và các mảnh xương động vật tại khu vực khảo cổ.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
