Lần đầu chụp ảnh sét dị hình trên sao Mộc

Các nhà khoa học nghiên cứu ảnh chụp từ tàu vũ trụ Juno của NASA và phát hiện những chớp sáng giống sét dị hình trên khí quyển sao Mộc.

Sao Mộc có thể tồn tại sét dị hình ở tầng thượng quyển, theo nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Geophysical Research: Planets hôm 27/10. Ở Trái đất, sét dị hình xuất hiện ở độ cao lớn trên khí quyển trong những cơn giông bão. Hiện tượng này được ghi nhận lần đầu vào năm 1989. Giới khoa học khi đó dự đoán rằng trên những hành tinh có sét khác, ví dụ sao Mộc, cũng sẽ xuất hiện sét dị hình.


Hiện tượng nghi là sét dị hình trên khí quyển sao Mộc. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwR).

Tàu Juno bay quanh sao Mộc từ năm 2016 và chụp ảnh cực quang với ánh sáng cực tím. "Trong lúc nghiên cứu ảnh chụp, chúng tôi phát hiện đôi khi có những chớp sáng ngắn ngủi xuất hiện", Rohini Giles, thành viên nhóm vận hành tàu Juno, cho biết.

"Sau đó chúng tôi tra cứu toàn bộ dữ liệu thu được trong hơn 4 năm qua và tìm thấy tổng cộng 11 chớp sáng với các đặc điểm rất giống nhau", Giles bổ sung. Các chớp sáng này đều chỉ tồn tại trong vài mili giây.

Trên Trái đất, sét dị hình Sprite là những tua sáng dài màu đỏ trông giống con sứa. Chúng xuất hiện khi sét tạo ra một trường chuẩn tĩnh điện ở độ cao lớn. Trong một số trường hợp, sét cũng phát ra xung điện từ hướng lên trên. Các xung này tạo nên vòng tròn sáng gọi là sét dị hình Elve.

"Trên Trái đất, sét dị hình Sprite và Elve màu đỏ do tương tác với nitơ trong tầng thượng quyển. Nhưng trên sao Mộc, tầng thượng quyển chủ yếu chứa hydro nên chúng có thể sẽ màu xanh lam hoặc hồng", Giles giải thích.

Tàu Juno không thể xác nhận chắc chắn các chớp sáng là sét dị hình vì thiết bị dò sét và thiết bị chụp ảnh cực tím được gắn ở hai phía khác nhau. Thêm vào đó, hai thiết bị chụp ảnh cách nhau ít nhất 10 giây. Thời gian này quá dài nên không thể chụp cùng một chớp sáng.

Tuy nhiên, mọi dấu hiệu đều cho thấy chúng là sét dị hình ở tầng thượng quyển. Chúng phát ra lượng lớn hydro và xuất hiện chớp nhoáng ở độ cao khoảng 300km trên những đám mây sao Mộc, quá cao so với sét thông thường.

"Chúng tôi vẫn tiếp tục tìm thêm những dấu hiệu về Elve và Sprite mỗi lần Juno thực hiện chuyến tiếp cận gần sao Mộc. Giờ chúng tôi đã biết mình cần gì nên sẽ tìm kiếm dễ dàng hơn trên sao Mộc cũng như các hành tinh khác. Việc so sánh Sprite và Elve sao Mộc với sét dị hình Trái đất sẽ giúp chúng tôi hiểu thêm về hoạt động điện trên khí quyển các hành tinh", Giles giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News