Lần đầu tiên chứng kiến một ngôi sao công phá ngoại hành tinh
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã may mắn chộp được khoảnh khắc hiếm có khi một ngôi sao cách chúng ta 63 năm ánh sáng phát ra ngọn lửa dữ dội tấn công vào một ngoại hành tinh.
Nạn nhân của ngôi sao trên là ngoại hành tinh HD 189733b. Do đặc điểm cấu tạo và nhiệt độ cao khủng khiếp, nên hành tinh này không thể là môi trường sống cho con người cũng như bất cứ sinh vật nào.
Hình ảnh ngôi sao tấn công ngoại hành tinh HD 189733b
HD189733b là một hành tinh khí, lớn hơn sao Mộc khoảng 14% và di chuyển quanh một ngôi sao cách chúng ta 63 năm ánh sáng.
Ban đầu, kính viễn vọng Swift của NASA phát hiện một ngọn lửa tia X chói lòa phát ra từ một ngôi sao ở phía xa. Sau đó kính viễn vọng không gian Hubble quan sát thấy lớp khí quyển phía trên hành tinh HD189733b nằm gần ngay ngôi sao này bị thổi tung lên.
Hành tinh HD189733b
Ngọn lửa phát ra từ ngôi sao này trông giống như quầng lửa phát ra từ Mặt trời nhưng ở cấp độ dữ dội hơn rất nhiều. Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh HD 189733b đã tiếp nhận luồng năng lượng tia X mạnh gấp 3 triệu lần so với mức năng lượng mà Trái đất hấp thu từ một cơn bão Mặt trời cấp độ X.
Trong suốt quá trình quan sát, các nhà nghiên cứu nhận thấy ít nhất 1.000 tấn khí phát tán từ bầu khí quyển của hành tinh HD 189733b trong vòng 1 giây, với tốc độ phát tán hơn 482,803km/h.
Ngọn lửa bao trùm hành tinh HD189733b
Nhà nghiên cứu Alain Lecavelier des Etangs tại Viện Vật lý học thiên thể Paris (IAP) nhận định: "Đây là cảnh tượng chưa từng thấy về sự tương tác giữa ngọn lửa của một ngôi sao với bầu khí quyển của một hành tinh khổng lồ".
Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng ngoại hành tinh HD 189733b mang cấu trúc hoàn toàn khác với Trái đất. Các nhà thiên văn học gọi HD 189733b là sao Mộc nóng - hành tinh khí khổng lồ.
Bên trong lớp khí quyển dày của hành tinh này, nhiệt độ có thể lên tới hơn 1.000 độ C. Song không giống như sao Mộc, HD 189733b hoạt động trong khoảng cách quá gần với ngôi sao này nên việc nó chịu ảnh hưởng từ ngọn lửa của ngôi sao là khá hiếm.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
